TIN TỨC » Kiến thức

Tổ tiên: Sợ sinh và sợ chết vào tháng 12 âm lịch, tại sao?

Thứ bảy, 14/12/2024 10:51

Một năm có mười hai tháng, tại sao người xưa chỉ nói người sinh vào tháng 12 âm lịch thường có cuộc sống tồi tệ?

Đến ngày nay khi nhịp sống rất hiện đại những vẫn còn những quan điểm cũ được lưu truyền. Trong đó có câu: Người ta sợ sinh vào tháng 12 âm lịch, cũng sợ chết vào tháng 12 âm lịch". Ý nghĩa của câu nói này là gì? Liệu sinh nở và qua đời trong tháng 12 âm có thực sự đáng sợ?

Sợ sinh vào tháng 12 âm lịch

Theo quan niệm của người xưa, không phải do vấn đề ở thời tiết, thời gian ở cữ, nuôi con hay là việc có cơm ăn hay không mà là vấn đề cấm kỵ trong dân gian.

Người xưa cho rằng, phụ nữ sinh con vào tháng 12 âm lịch chính là phạm thượng với thần linh, là tháng cúng tế “ô uế” hay “tội phạm” với tổ tiên. Vì vậy, người ta tin rằng khi những đứa trẻ sinh vào tháng 12 âm lịch chính là sinh nhầm thời điểm và có một tương lai không tốt đẹp.

Người xưa sợ hãi người sinh vào tháng 12 âm lịch (Ảnh minh họa).

Đây chính là nguyên nhân thực sự khiến cho người xưa sợ hãi người sinh vào tháng 12 âm lịch. Xã hội ngày nay đã không còn nhiều người tin rằng ngày tháng sinh của một đứa bé có thể là yếu tố quyết định vận mệnh của một con người. Mỗi một còn người, muốn thành công cần phải có nền tảng gia đình, sự nỗ lực của bản thân và sự tôi luyện trong xã hội.

Sợ chết vào tháng 12 âm lịch

Sinh lão bệnh tử là quy luật của con người. Tuy nhiên, sinh có hạn còn tử bất kỳ, mỗi người không thể quyết được ngày giờ lìa xa thế giới này. Theo quan niệm của người xưa, nếu như chết vào tháng 12 âm lịch là một cái chết không may mắn. Bởi theo người xưa, tháng 12 âm lịch thường gắn liền với tháng giêng âm lịch, nhiều người mong được nghe những lời cát tường, gặp được những may mắn, hạnh phúc vào tháng cuối năm âm lịch để có một năm mới trọn vẹn. Nếu như có tang lễ vào tháng 12 âm lịch, giai đoạn này sẽ khiến nhiều người sẽ cảm thấy xui xẻo và năm mới sẽ sẽ không được may mắn.

Ngoài ra, thời tiết tháng 12 âm lịch cũng rất khắc nghiệt, lãnh đạm. Rất nhiều người cảm thấy bất an, không yên tâm khi đi ra ngoài. Nếu quấy rầy họ đến giúp đỡ cũng như dự đám tang vào thời điểm này này, họ sẽ mất đi sự yên bình, vì thế hầu hết mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái, không sẵn lòng giúp đỡ, phụ việc.

Một yếu tố vô cùng quan trọng trong nỗi sợ hãi cái chết của người xưa vào tháng này đó là tháng 12 âm lịch là thời tiết vô cùng khắc nghiệt, lương thực, hoa màu khan hiếm khiến mọi người lúc này cũng đã tích lũy được một số thực phẩm để đón tết. Vì vậy, khi có người chết vào tháng 12 âm lịch, gia đình sẽ phải sử dụng những thực phẩm đó để làm đám tang, dẫn tới việc tết năm đó sẽ không có đồ ăn đầy đủ, vì vậy không ai vui vẻ để đón nhận điều này.

Mỗi một kinh nghiệm của người xưa đều được đúc kết từ thực tế cuộc sống. Nó có tính bao quát nhưng không hoàn toàn đúng. Ngày nay, khi xã hội phát triển, con người làm chủ khoa học, công nghệ nên một số những kinh nghiệm người xưa đã dần đi vào lỗi thời, lạc hậu. Vì thế, chúng ta cần biết chắt lọc các thông tin để giúp cho cuộc sống của mình thuận lợi và suôn sẻ nhất.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới