TIN TỨC » Kiến thức

Tổng hợp kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng dành cho những ai 'mới tập làm nông dân'

Thứ sáu, 03/02/2023 09:35

Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình chăm sóc, mẹ đảm đã chia sẻ những lưu ý trong quá trình trồng, chăm sóc để cây cho nhiều quả nhất.

Trồng cây không khó, chỉ cần có đam mê và chút thời gian bạn sẽ thành công. Với những ai mới bắt đầu trồng cây trên sân thượng và vườn, nếu không biết bắt đầu từ đâu và cần mua những gì... thì dưới đây chị Bùi Thương sẽ chia sẻ chi tiết những kinh nghiệm hữu ích:

Diện tích sân thượng:

- Trồng cây sân thượng điều đầu tiên và quan trọng nhất việc quy hoạch vị trí, diện tích, nắng gió trong ngày.... Thiết kế sao cho hợp lý với nắng của sân nhà mình.

Ví dụ: Nắng cả ngày và sân thượng không có bờ tường bao xung quanh thì làm các kệ tầng. Còn bị hạn chế nắng tuyệt đối không làm kệ tầng vì những tầng dưới nắng không chiếu vào cây không lớn.

- Giàn leo: Nếu điện tích 20m2 trở lên thì trồng dây leo rau và sẽ thành công. Nhưng dưới 15m2 mà muốn có rau thì không nên làm giàn leo phía trên mà chỉ làm giàn leo chữ A, hay chỉ làm 1 góc nhỏ vừa đủ.

Kinh nghiệm trồng cây trên sân thượng hay trong vừa để cho trĩu trái của một mẹ đảm.

Đất:

Tự làm bao gồm: Phân bò hoai (dinh dưỡng cho cây), trấu hun & vỏ đậu (giúp giá thể tơi xốp), mùn dừa (giữ độ ẩm cho cây). Trong vườn tất cả rau và cây ăn trái hoàn toàn không sử dụng đất. Cho nên giảm tải dc sự chịu đựng của nền nhà, dễ dàng cho việc bưng bê.

Phân:

- Phân cá, rác, bánh...

Khay và chậu:

Khi bạn mua khay cần xem xét vị trí của lỗ thoát nước, nếu lỗ thoát nước nằm dưới đít chậu thì hãy hỏi người bán xem có ốc vít bịt lại hay không? Lỗ thoát nước có bên hông nằm dưới vỉ hay không? Nếu không có ốc vít mà không có sự lựa trọn cửa hàng khác thì mua về dùng keo bịt lại và dùng mỏ hàn hay khoan đục lỗ thoát nước bên hông nằm phía dưới vỉ lót.

- Vì sao chậu cần có vỉ lót: Tránh được đất ngập trong nước phía đáy làm cho cây bị ngập úng, đất lúc nào cũng ẩm ướt gây ra bệnh nấm hạn chế sự phát triển của cây.

- Chậu: 90% thị trường hiện nay bán các chậu đều lỗ thoát nước nằm ở đít, khi ta trồng cây ăn trái hay leo giàn mà không làm hệ thống nước tự động thì nước không đủ cung cấp cho cây. Nên giải pháp mua các thùng nhựa cũ về tự chế. (Hoặc dùng bình nước 5 đến 10l và làm nhỏ giọt cho cây trồng cho cây ăn quả).

Cách trộn giá thể thay cho đất

Giá thể trồng rau bao gồm các thành phần chính là phân bò, trấu hun, sơ dừa, bánh dầu, vỏ đậu phộng ...

- Nguyên liệu: Phân bò, trấu tươi, sơ dừa, nấm Trichoderma, vôi bột nông nghiệp, bánh dầu.

- Cách ủ phân bò:

Bánh dầu nên chọn loại bánh dầu đậu phộng xay nhuyễn (Nếu là bánh dầu miếng thì ngâm trong nước một giờ cho mềm rồi đập nát).

Phân bò khô khoảng 10 kg được xịt nước ẩm để vài giờ rồi đập mịn. Nếu phân bò không đập thì ủ 15 ngày cho mềm và đổ ra bóp tơi, rồi ủ lại.

Lấy khoảng 4 muỗng canh nấm Trichoderma pha với 5l nước để tới đều lên phân bò trộn điều. Kiểm tra phân bò vừa đủ ẩm là được.

Đổ phân bò ủ trong thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy vừa đủ lọt không khí vào để vi sinh phát triển (Không để nước mưa rơi vào sẽ gây mùi và giòi xuất hiện). Từ ngày thứ 3, thùng ủ nóng lên dần. Đến ngày thứ 15, nấm trắng là vi sinh đang phát triển xuất hiện và nhiệt độ nóng khoảng 50-60°C. Khi ủ như vậy, ấu trùng + trứng ấu trùng, hạt cỏ trong phân sẽ bị tiêu diệt.

Nếu không thấy có 2 trường hợp trên là không thành công. Phân bò cần được trộn đều trong thùng và đậy nắp ủ đến ngày thứ 30, nếu trong thùng hết nóng, là dùng được (Thời gian ủ từ 1-6 tháng).

- Cách xử lý trấu:

Trấu nếu có thời gian và điều kiện nên mua trấu tươi về hun (trấu mua hun sẵn ngoài cửa hàng là tro trấu, trấu này có thể người ta đốt lò nên có chứa muối không tốt cho cây). Không nên dùng trấu tươi vì có mầm bệnh, nấm, còn sót hạt lúa sẽ mọc cây con. Nếu không hun thì đổ trấu vào thùng ngâm nước trong 10 ngày. Sau đó, ủ trấu với trichoderma cho chết mầm bệnh.

- Cách xử lý xơ dừa:

Sơ dừa khoảng 10 kg xả nước, sau đó ngâm với nước pha 0,5 kg vôi bột nông nghiệp khoảng một ngày rồi mang ra xả lại với nước. Khâu tiếp theo là vắt khô xơ dừa để dùng. Cách khác có thể mở miệng bao sơ dừa để ngoài trời mưa khoảng một tháng nhưng cách đầu tiên sẽ tốt hơn. Nếu không được xử lý, sơ dừa còn chất chát sẽ làm quéo rễ, cây không phát triển mà chết từ từ.

- Tỷ lệ trộn giá thể: Phân bò hoai 50% (dinh dưỡng), trấu hun 30% (làm xốp giá thể), sơ dừa 20% (giữ độ ẩm). Có thêm vỏ đậu phộng càng tốt

Phân bò đã ủ, trấu, sơ dừa trộn lại là thành "đất" trồng rau sẽ có dinh dưỡng cao, rẻ hơn đất mua, giảm tải trọng lượng. Lượng giá thể để trồng rau ăn lá chỉ 5-7cm, cây ăn trái leo giàn 7 đến 10cm (Chậu cho bầu, bí mướp từ 150l là phù hợp). Trong quá trình trồng, tưới phân cá hoặc bánh dầu hoặc nước ủ rác.

Cách cải tạo giá thể sau khi thu hoạch

- Nếu sau khi thu hoạch giá thể không bị nhiễm bệnh thì chỉ cần nhặt sạch phần rễ cây trong đó, làm tơi giá thể, rắc vôi bột và phơi khô vài ngày. Sau đó, bổ sung thêm ít phân bò (phân gà), bánh dầu... và để trong 3 ngày mới gieo hạt hoặc cấy cây con.

- Nếu giá thể có mầm bệnh thì phải phơi khô và ủ trong một tháng.

Để tăng thêm lượng dinh dưỡng cho giá thể, bạn có thể lấy sẵn lá cây cắt tỉa trong vườn. Còn không lấy phần rau bỏ đi, cắt nhỏ để bón cho giá thể.

Cách ủ giá thể: Sau khi phơi khô, đổ giá thể vào thùng xốp hoặc thùng nhựa cao khoảng 10 cm, lấy nấm Trichoderma pha với nước tưới hơi ẩm rồi trộn đều. Rau rác cắt 3 cm rắc lên trên. Cứ như vậy cho đến khi thùng đầy và ủ đến ngày thứ 10 thì kiểm tra nhiệt độ nóng, nấm trắng tương tự như cách ủ phân bò. Giá thể ủ đến ngày 30 có thể đem ra trồng. Nếu ủ bằng rau thì không cần trộn thêm phân bò.

Cách tự làm phân bón cho rau:

Phân cá: (nhiều đạm giúp cây phát triển nhanh). Thời gian từ khi làm đến khi sử dụng khoảng 20 ngày.

Nguyên liệu: (công thức và liều lượng cho 3kg cá).

Đầu cá, vi cá, ruột cá mang cá... cá nước ngọt là tuyệt vời nhất vì cá nước biển có muối sẽ mặn gây sự phát triển kém của cây.

Chế phẩm sinh học E.M (Tác dụng thủy phân thịt cá)

Rỉ mật 3 lạng đường vàng. Là đường cát nhé. (rỉ mật làm tăng lượng vi sinh)

2 viên neopeptin, (có thể thay thế mủ đu đủ), 2 gói men tiêu hóa anti probio.

Vỏ khóm (dứa) cùi khóm (thơm, dứa) phân hủy đạm và tăng mùi thơm của phân.

Bước 1: Đầu cá ruột cá bỏ vào thùng nước suối. Cá chỉ cho vào 2/3 thùng,dự trù chống 1/3 thể tích chứa hơi và sự trương nở. ruột cá sau khi ủ có thể bị căng phồng nguy cơ nỏ cao nên ta cần lấy kéo cắt ra từng đoạn.

Bước 2: cho 50 Ml/cc rỉ mật (tương đương 3 nắp rỉ mật của chai nước suối 1,5 lít), cho 50 Ml/cc E.M (tương đương 3 nắp E.M). lắc đều cho E.M và rỉ mật thấm đều với cá.

Bước 3: khoét 1 lỗ nhỏ trên nắp bình khi phơi nắng tránh nổ, lấy bao xốp đen trùm kín bình phơi nắng 5 ngày. Hơi ủ làm chai căng phồng, giai đoạn này cá đang trong giai đoạnn phân hủy có thể tăng thể tích gấp rưỡi.

Bước 4: Xay hoặc dã vỏ cùi khóm, cùi khóm vắt 1 chén nước cốt (không xử dụng nước lã)

Bước 5: Cắt nhựa đu đủ cho vào.

Bước 6: 2 viên neopeptin, 2 viên probio (phân hủy đạm cho cây dễ hấp thụ) tất cả trộn vào thùng cá phơi nắng đợi 2 tuần Nếu mùa mưa phơi 3 hoặc 4 tuần.

Cách lọc:

- Hớt bỏ phần lớp mỡ trên (hơi có mùi).

- Lấy khăn lọc bỏ xác.

- Lấy ray lọc lại đổ phần mỡ còn sót.

- Cho vào bình đậy kín (bảo quản nơi mát tránh ánh nắng trực tiếp).

Liều lượng tưới:

Mỗi lần tưới pha 2 nắp nước suối chai 5 lít cho 7 lít nước, (chính xác thì 5ml(cc)) với 1 lit nước tưới cho rau ăn lá. 3 nắp cho cây ăn trái.

Khi ủ nhớ đậy kín không cho ruồi bay vào, phân cá phải có mùi y như mắm cá lóc và mắm nêm nhé.

Tất cả loại phân sau khi tưới xong cần phải xịt rửa lại lá. Tránh tưới vào tối điều kiện phát triển cho sâu bệnh.

Phân rác: (nhiều vitamin giúp lá xanh mượt).

Bình nước 19l

Nấm trichoderma

Chỉ bỏ cái gì liên quan đến rau còn sống, vỏ trứng, trái cây hư, bã đậu nành, hoàn toàn k cho bất kỳ nước gì vào. Không bỏ đồ ăn dư thừa thịt cá...

Khi bỏ rác vào thùng là rắc nấm trichoderma, theo dõi khoảng 5 ngày có nước lấy ra tưới tỉ lệ pha như phân cá. Phải có mùi dưa cải mới thành công.

Kinh nghiệm khác:

Thứ 1: Cắt tỉa các lá bắt đầu có dấu hiệu hơi ngả vàng.

Thứ 2: Cắt nhánh phụ không phát triển cho bầu bí dưa leo mướp để cây lấy sức nuôi dây chính.

Thứ 3: Dây leo bầu, bí, mướp, phải khoanh gốc cây mới đủ súc.

Thứ 4: Không để nhánh phụ dưới giàn. Việc cắt tỉa lá trên giàn giúp phát hiện sớm được số loại bệnh trên lá như rệp sáp, rầy mềm, bọ xít, xén tóc.... hạn chế sâu bệnh, lấy ánh sáng cho vườn.

Thành quả chị Thương thu hoạch được.

Theo Facebook Bùi Thương

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)