10. Chuyên ngành tự động hóa, mức lương trung bình trên 30 triệu đồng
Đây là chuyên ngành kỹ thuật, lý do chính khiến ngành này có tên trong danh sách là vì sau khi tốt nghiệp bạn sẽ học được rất nhiều nội dung lập trình máy tính, không những được vào các viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp công nghiệp, khai thác mỏ, đơn vị thiết kế... mà còn đến các công ty công nghệ cao và các công ty Internet lớn làm việc. Ngành này được đánh giá không chỉ dễ tìm việc mà lương cao.
Chuyên ngành tự động hóa, mức lương trung bình trên 30 triệu đồng. (Hình minh họa)
9. Chuyên ngành quản lý thông tin và hệ thống thông tin, mức lương trung bình trên 30 triệu đồng
Đây là môn học liên ngành. Bạn cần học không chỉ quản lý, kinh tế mà còn cả khoa học và công nghệ máy tính. Ba hướng này hiện nay rất phổ biến. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia vào các môn học liên ngành. Bạn cũng có thể đến các trung tâm thông tin của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp trung ương và tổ chức tài chính hoặc các công ty Internet lớn. Chuyên ngành này cũng rất phù hợp để thi công chức. Nếu không muốn làm công chức, bạn có thể dễ dàng dấn thân vào ngành Internet.
8. Chuyên ngành tài chính, mức lương trung bình trên 31 triệu đồng
Trong các ngành lương cao truyền thống, nếu bạn có thể đạt được một số bằng cấp, cơ hội việc làm sẽ rộng hơn và phúc lợi sẽ tốt hơn, chẳng hạn như ngành phân tích tài chính, quản lý tài sản, quản lý quỹ, chứng khoán... Nhìn chung, làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ ổn định hơn và có phúc lợi cao nhưng mức lương có thể bị hạn chế. Làm việc trong một tổ chức tài chính có thể rất căng thẳng nhưng mức lương lại rất cao. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân.
Chuyên ngành tài chính cũng có mức lương cao dù mới ra trường. (Hình minh họa)
7. Chuyên ngành kiến trúc, mức lương trung bình trên 31 triệu đồng
Chuyên ngành này có thể nói là sự kết hợp giữa công nghệ và nghệ thuật. Nó không chỉ yêu cầu cao về thể chất mà còn đòi hỏi bạn phải có thành tựu thẩm mỹ và nghệ thuật nhất định. Sau khi tốt nghiệp, các kiến trúc sư chủ yếu đảm nhận công việc thiết kế và quản lý tại các viện thiết kế và bộ phận bất động sản. Chuyên ngành này cũng phù hợp với công chức.
Chuyên ngành kiến trúc cũng có mức lương hấp dẫn. (Hình minh họa)
6. Chuyên ngành khoa học thông tin và máy tính, mức lương trung bình trên 31 triệu đồng
Chuyên ngành này là môn học liên ngành về toán học và máy tính, chủ yếu là toán học và được bổ sung bằng máy tính. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, bộ phận quản lý kinh tế và các công ty Internet. Để tham gia nghiên cứu khoa học và công việc liên quan đến phát triển ứng dụng máy tính, các sinh viên phải giỏi toán, nếu không sẽ rất khó khăn.
(Hình minh họa)
5. Chuyên ngành khoa học và công nghệ điện tử, mức lương trung bình trên 33 triệu đồng
Chuyên ngành này chủ yếu liên quan đến thiết kế linh kiện điện tử và mạch tích hợp. Theo cách nói thông dụng, đây là nghành được thiết kế để sản xuất chip.
(Hình minh họa)
4. Chuyên ngành khoa học và công nghệ máy tính, mức lương trung bình trên 35 triệu đồng
Chuyên ngành này là chuyên ngành phổ biến nhất năm ngoái. Trong tương lai gần, nhu cầu xã hội vẫn rất lớn, vì vậy cơ hội việc làm và phúc lợi của ngành này vẫn tốt. Tuy nhiên, khi số lượng sinh viên tốt nghiệp tăng lên, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ rất khốc liệt trong tương lai.
Trong tương lai gần, nhu cầu xã hội về nhân lực ngành khoa học và công nghệ máy tính vẫn rất lớn. (Hình minh họa)
3. Những người học chuyên ngành kỹ thuật IoT (Internet of Things) nghĩa là Internet vạn vật, mức lương trung bình trên 37 triệu đồng
Chuyên ngành này rất dễ hiểu, là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. Máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng và các thiết bị gia dụng khác cũng như rèm cửa điện và khóa cửa điện tử đều được kết nối với Internet. Chúng có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động. Đây là ngành rất triển vọng.
Chuyên ngành kỹ thuật IoT là ngành rất triển vọng trong tương lai. (Hình minh họa)
2. Chuyên ngành kỹ thuật mạng, mức lương trung bình trên 38 triệu đồng
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này chủ yếu tham gia quản lý bảo trì máy chủ, phát triển và quản lý trang web, phát triển và thử nghiệm phần mềm cũng như các công việc liên quan khác trong các công ty Internet lớn cũng như các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. Nhất là các doanh nghiệp lớn và bộ phận quản lý quốc gia rất cần nhân tài chuyên môn này.
(Hình minh họa)
1. Ngành kỹ thuật phần mềm, mức lương trung bình trên 40 triệu đồng
Sinh viên tốt nghiệp chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp vừa và lớn như công ty Internet, công ty tư vấn thông tin và công ty tài chính. Đây là ngành có mức lương cao mà chúng ta thường gọi họ là lập trình viên. Nếu muốn tốt nghiệp với mức lương cao thì chuyên ngành này là sự lựa chọn hàng đầu, đặc biệt với những ứng viên có điểm cao dễ dàng trúng tuyển vào một công ty Internet lớn.
Trên đây là top 10 chuyên ngành có mức lương trung bình sau khi tốt nghiệp cao nhất. Nếu muốn nhận được mức lương cao sau khi tốt nghiệp, bạn phải tập trung vào 10 chuyên ngành này.