Dưới đây là 11 điều các triệu phú đã từ bỏ để đạt được thành công.
Chỉ nghĩ đến cái trước mắt
Theo Siebold, hầu hết mục tiêu tài chính của mỗi người là về hưu ở tuổi 65 và mong rằng mình sẽ có đủ tiền để tận hưởng tuổi già cho tới lúc qua đời. Tầng lớp thượng lưu thì khác, khi không còn nhiều hoài bão, họ sẽ hướng tới việc thay đổi thế giới bằng sự giàu có của mình.
Đừng ngần ngại mơ tưởng những điều lớn lao. Xét cho cùng, một người bình thường có đủ tất cả mọi yếu tố để có thể kiếm tiền nhiều hơn chi tiêu. Hãy nghĩ theo cách của người giàu.
Chỉ tập trung vào tiết kiệm
Khi những người giàu coi trọng việc tiết kiệm và đầu tư, họ cũng nhận ra mấu chốt để có thể trở nên rất, rất giàu là tập trung vào kiếm tiền.
Siebold cho rằng chúng ta quá tập trung vào săn phiếu giảm giá và sống quá hà tiện nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội lớn. Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng tiền tệ, người giàu vẫn từ chối lối suy nghĩ 'từng đồng từng cắc' của phần lớn. Họ là bậc thầy trong việc dồn toàn bộ tâm trí vào nơi chứa số tiền lớn
Lương ổn định
Người bình thường sẽ chọn nhận lương dựa theo mức lương ổn định hay theo giờ, còn người giàu thì chọn nhận lương dựa trên kết quả và họ cũng chủ yếu tự kinh doanh.
Những triệu phú phải chấm công để tính lương không hiếm nhưng đây là con đường tốn thời gian nhất để đạt tới sự thịnh vượng dù cũng là an toàn nhất. Những người thông minh đều hiểu rằng con đường nhanh nhất để trở nên giàu có là tự kinh doanh.
Không lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể
Tiền không bỗng dưng từ trên trời rơi xuống. Nếu bạn muốn xây dựng gia tài, bạn phải có mục tiêu rõ ràng, những kế hoạch cụ thể và những thời hạn cố định.
Người bình thường mong muốn mọi thứ theo cách nửa vời. Ngược lại, người giàu toàn tâm vào từng mục tiêu lớn và đặt ra thời hạn để đạt được điều đó. Những triệu phú tự thân cũng ra đời từ đây.
Mua những thứ ngoài khả năng
Giới trung lưu nổi tiếng là vung tay quá trán. Không phải họ tiêu xài quá hoang phí, thế nhưng họ kiếm được quá ít, đến mức chỉ đủ tiêu cho một cuộc sống bình thường.
Thay vì tiêu tất cả tiền mình làm ra, giới thượng lưu thường có nhiều nguồn thu nhập và thu lợi về mình đầu tiên. Theo Siebold, thay vì tập trung vào chi tiêu và tiết kiệm, hãy tập trung vào việc làm thế nào để tăng thu nhập. Sau đó hãy dành một phần để đầu tư, phần còn lại thì bạn muốn tiêu như nào cũng được.
Giải trí
Người giàu thà dành ra thời gian để học hỏi thay vì giải trí. Họ trân trọng quãng thời gian học tập ngay cả sau khi tốt nghiệp từ trường đại học hay bất kỳ hình thức trường lớp nào.
Ông Siebold giải thích, khi bước vào căn nhà của một người giàu, thứ đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ là những chiếc tủ chật kín sách mà họ đã học hỏi để trở nên thành công. Còn tầng lớp trung lưu thường thích đọc tiểu thuyết, báo lá cải và những tạp chí giải trí.
Những mối quan hệ độc hại
Chọn bạn để chơi quan trọng hơn những gì bạn nghĩ. Thực chất, việc bạn giao lưu với ai cũng sẽ ảnh hưởng tới chính tài sản của bạn.
Hầu hết những người thành công đều đồng tình rằng tư tưởng rất dễ lan truyền. Khi tiếp xúc với những người thành công hơn, bạn có thể mở mang suy nghĩ, hoặc thậm chí thúc đẩy thu nhập của mình. Chúng ta là phản ánh của những mối quan hệ mà chúng ta lựa chọn, và đó chính là lý do những người ưu tú luôn thu hút lẫn nhau.
Những hồi ức
Người thường thì thích hồi tưởng về những kỷ niệm đã qua, còn người giàu thì bận mơ tưởng về tương lai và lạc quan đón chờ những thứ sắp tới. Nhiều người tin rằng những tháng ngày đẹp nhất đã qua khó có thể trở nên giàu có, và họ thường phải xoay xở với nỗi buồn và bệnh trầm cảm. Triệu phú tự thân giàu có vì họ sẵn sàng đánh cược bản thân và đặt mơ ước, mục tiêu và lý tưởng vào một tương lai bất định.
Sự thoải mái
Người thường muốn sự tiện nghi, thoải mái, còn người giàu thì hứng thú với những thứ không chắc chắn.
Sự thoải mái từ thể chất, tâm lý và tình cảm là những mục tiêu chính trong tư tưởng của giới trung lưu. Những nhà tư tưởng thượng lưu lại hiểu từ sớm rằng trở thành một triệu phú không hề dễ. Họ học cách trở nên thoải mái với việc làm giàu trong tình trạng khó lường.
Nỗi lo sợ
Tâm trí của những người tài giỏi đã đạt tới ngưỡng mà nỗi sợ không còn là một phần của ý thức. Ở cấp độ nhận thức này, gần như mọi thứ đều có thể xảy ra. Mọi ước mơ nghe có vẻ điên rồ đối với phần đông dường như hoàn toàn có thể thực hiện.
Để đạt tới mức độ nhận thức trên, bạn phải sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình - điều mà chính những người giàu có đã làm.
Kỳ vọng thấp
Khi tầng lớp trung lưu đặt mục tiêu tài chính vừa tầm để họ không bao giờ hụt hẫng, người giàu đặt mục tiêu rất cao và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách.
Ông Siebold cho rằng không ai có thể làm giàu và thực hiện ước mơ mà không có những kỳ vọng to lớn. Một khi đã xác định những mục tiêu tham vọng, người giàu sẽ ngay lập tức tìm cách để đạt được chúng.