TIN TỨC » Kiến thức

Trồng cây lưỡi hổ giúp thu hút tài lộc phong thủy tốt lành nhưng tuyệt đối tránh đại kỵ này kẻo hối tiếc

Thứ sáu, 24/05/2024 15:20

Trong các cây cảnh, lưỡi hổ rất dễ chăm sóc nhưng nếu phạm những sai lầm sau đây, cây sẽ không thể phát triển được, thậm chí có thể bị chết.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào.

Những đại kỵ cần tránh khi chăm sóc cây lưỡi hổ

Tránh tưới nước thường xuyên

Lá lưỡi hổ mọng nước nên chúng không ưa tưới thường xuyên. Tưới thường xuyên sẽ khiến cây bị vàng lá, úng nước. Bạn chỉ nên tưới cho chậu lưỡi hổ khi đất đã khô. Trung bình nên tưới 1 lần/tuần là quá đủ đối với loại cây này.

Cây lưỡi hổ cần tránh tưới quá nhiều nước (Ảnh minh họa)

Tránh chọn đất có nhiều đất thịt

Lưỡi hổ là loại cây cảnh dễ trồng nhưng chúng không ưa loại đất thịt vì sẽ hay bị chặt đất, không thoáng rễ. Khi bạn trồng lưỡi hổ trong chậu thì càng phải tránh loại đất thịt vì sẽ hay làm cây bị úng nước mà chết. Hãy chọn đất tơi xốp có pha mùn, xơ dừa, mạt cưa, pha cát để trồng lưỡi hổ. Vào mùa xuân khi rễ cây lưỡi hổ phát triểnmạnh thì bạn nên thay chậu trồng cây để cây tiếp tục và phát triển, khi thay chậu cần chú ý chọn loại đất thêm 1/3 cát to đồng thời chú ý tới việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.

Ánh sáng

Lưỡi hổ thuộc nhóm cây cảnh trồng trong nhà vì chúng thích hợp với ánh sáng tán xạ. Tuy nhiên trồng ngoài nắng chúng vẫn chịu được. Thế nhưng riêng với cây lưỡi hổ đột biến, lưỡi hổ lùn lưỡi hổ đã được lai tạo thì nên trồng ở nơi nắng nhẹ, bởi đặc trưng của loại này là khó chịu được như lưỡi hổ thường. Do đó hãy tránh nắng gắt trực tiếp hoặc nắng mạnh đột ngột.

Tránh bón nhiều đạm

Cây lưỡi hổ không chịu được khi được bón nhiều đạm. Lưỡi hổ cũng không cần bón phân thường xuyên. Thông thường bạn chỉ cần thỉnh thoảng tưới chút nước gạo ủ chua hoặc nước ngâm đậu nành.

Tránh nhiệt độ lạnh

Cây lưỡi hổ là cây ưa nhiệt độ ấm áp không chịu được nhiệt độ quá thấp. Do đó tránh tuyệt đối khi đặt lưỡi hổ trong nhà lại đặt chúng đối diện với điều hòa.

Trong các điều đại kỵ cần tránh trên thì cây lưỡi hổ sợ nhất là thừa nước và nhiệt độ thấp. Do đó hãy chú ý đừng tưới nước thường xuyên. Cây lưỡi hổ khác với một số cây cảnh khác, đó là khi bạn quá chăm chút vào chúng, hay tươi nước bón phân thì chúng càng khó phát triển. Lưỡi hổ thích sự khô cằn một chút để tạo sự cứng cáp mạnh mẽ của loài cây này. Trồng lưỡi hổ trong nhà rất thích hợp để bàn làm việc, phòng khách, phòng ngủ, ban công, cửa sổ.

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới