Tất cả chúng ta đều biết rằng trong "Tây Du Ký", sở dĩ có nhiều yêu ma đến vậy cản trở thầy trò Đường Tăng trên hành trình về Tây Trúc thỉnh kinh là vì có tin ăn thịt Đường Tăng có thể trường sinh bất tử. Bạn phải biết rằng hầu hết dù là người phàm, thần hay ác quỷ, đều khao khát sự bất tử. Các vị thần đều có nhiều loại thuốc tiên và trái cây để tăng tuổi thọ. Người phàm cũng cố gắng hết sức để tìm ra phép thuật trường sinh bất tử, và lũ quỷ cũng vậy. Vì thế khi biết tin và đối mặt với sự cám dỗ lớn như vậy, đương nhiên những kẻ mong muốn đươch trường sinh sẽ không bỏ qua cơ hội này.
Trên đường đi thỉnh kinh, Đường Tăng thu nhận 4 đồ đệ bao gồm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã. Sa Tăng là nhân vật cuối cùng được Đường Tăng thu nhận. Sa Tăng xuất hiện lần đầu trong chương 22 của "Tây Du Ký". Trước khi gặp Sa Tăng, Đường Tăng cùng 3 độ đệ khác đã trải qua đoạn đường dài trên hành trình lấy kinh với vô số khó khăn. Khi đi qua sông Lưu Sa thì không thể tiến tiếp vì nơi đây hiểm trở lại có quái vật hung dữ cai quản, và không ai khác chính là Sa Tăng.
Quái vật này trong "Tây Du Ký" được miêu tả với hình thù đáng sợ. "Khắp đầu tóc đỏ rối tung, hai mắt tròn xoe sáng trưng như đèn, mặt thì đen sậm, tiếng thét ầm vang như tiếng sấm, mình khoác áo lông ngỗng vàng, lưng thắt hai dải mây rừng trắng bóng, cổ đeo chuỗi vòng 9 đầu lâu, tay cầm bảo trượng hung dữ ngang tàng".
Tạo hình nhân vật Sa Tăng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Trong các đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng là người trung hậu, chất phác, siêng năng, ít nói và cần mẫn nhất. Thế nhưng, Sa Tăng lại là người có quá khứ đáng sợ nhất. Chuỗi hạt đầu lâu trên cổ mà Sa Tăng đeo tượng trưng những đời trước của Đường Tăng. Điều này thể hiện ở lời giải thích của Sa Tăng với Quan Âm Bồ Tát: “Con ở khúc sông này đã ăn thịt không biết bao nhiêu người. Trước đây, đã có mấy người đi lấy kinh qua đây, họ đều bị con ăn thịt tất. Phàm đầu lâu của những người bị con ăn thịt, con vứt cả xuống sông Lưu Sa, chúng đều chìm nghỉm xuống đáy. Thứ nước này, đến chiếc lông ngỗng cũng không nổi được. Duy 9 chiếc sọ của những người lấy kinh này cứ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không sao chìm được. Con lấy làm lạ lắm, bèn xâu chúng lại thành một chuỗi, lúc rỗi rãi đem ra nghịch chơi".
Như vậy, 9 chiếc đầu lâu trên vòng cổ của Sa Tăng là 9 kiếp trước của Đường Tăng. Đến lần thứ 10, với sự trợ giúp của Quan Âm Bồ Tát cùng 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Bát Giới và Bạch Long Mã thì Đường Tăng mới thu phục được Sa Tăng. Đây cũng nêu ra tại sao trong "Tây Du Ký" thường xuyên nhắc tới việc Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển sinh, đã tu hành 10 kiếp.
Ít ai biết rằng, chính vì ăn thịt Đường Tăng trong suốt 9 kiếp mà Sa Tăng không chỉ trường sinh bất tử, công phu nội hàm cũng tăng lên đáng kể, khiến y trở thành yêu quái duy nhất được ăn thịt Đường Tăng.
Trong "Tây Du Ký" khi miêu tả thân thế của Sa Tăng, Ngô Thừa Ân viết rằng trước khi hạ phàm làm yêu, Sa Tăng vốn là Quyển Liêm Đại tướng trên Thiên Đình, là vị thần trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu, vệ sĩ của Ngọc Hoàng. Đương nhiên để làm vệ sĩ cho Ngọc Hoàng thì đòi hỏi Sa Tăng phải có bản lĩnh hơn người mới được lựa chọn. Năm xưa, vì vô ý làm vỡ chiếc chén lưu ly ở hội bàn đào, phạm tội mà bị đày xuống hạ giới.
Xét về bản lĩnh chiến đấu, Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới và chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu trên cạn. Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát mới thu phục Sa Tăng, quy y làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.
- Tag
- tây du ký
- đường tăng