TIN TỨC » Kiến thức

Trong 'Tây Du Ký', đây là 3 vị đại tiên đứng sau Tôn Ngộ Không khiến Ngọc Hoàng và Như Lai cũng phải kiêng nể

Thứ ba, 13/02/2024 11:40

Ít người biết, Tôn Ngộ Không còn có một thân phận bí ẩn và đặc biệt khiến Ngọc Hoàng cũng phải kiêng nể.

Trong "Tây Du Ký", Ngọc Hoàng chính là người cai quản Tam giới, có thể tưởng tượng sức mạnh và năng lực của ngài sâu xa đến mức nào. Ngay cả Quan Thế Âm Bồ Tát, Như Lai cũng phải kính nể ngài. Thế nhưng, Tôn Ngộ Không vừa sinh ra đã kinh động trời đất và sau này trở thành vị Đại Thánh “quậy tung” khắp Tam giới khiến Ngọc Hoàng phải đau đầu.

Tôn Ngộ Không có rất nhiều dị năng, có bảy mươi hai phép, có vũ khí lợi hại là gậy như ý, thậm chí còn bất tử, nhưng thực tế Tôn Ngộ Không vẫn kém xa Ngọc Hoàng. Vậy tại sao nhiều lần Tôn Ngộ Không gây họa cho Tam giới nhưng Ngọc Hoàng vẫn kiêng nể hắn. Hóa ra lý do chính là có 3 vị đại thần đằng sau Tôn Ngộ Không.

Bàn Cổ

Nhiều giả thiết cho rằng người tiều phu mà Tôn Ngộ Không gặp trước khi trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư không phải là người bình thường mà một vị thần mạnh bậc nhất. Người bất tử này được cho là thần bí, Tôn Ngộ Không ngay từ đầu đã cảm thấy có gì đó khác biệt với anh ta, nhưng khi đó hắn không có đôi mắt tinh tường và vẫn còn là một con khỉ chưa học được phép thuật, vì vậy anh ta đã bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để trở thành một đệ tử của người giỏi nhất hàng đầu trong Tam giới. Và thần tiên này chính là Bàn Cổ - vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ. Địa vị của Bàn Cổ từ lâu đã vượt qua Tam giới, là vị thần cao nhất. Sức mạnh của Bàn Cổ là tập hợp tinh hoa của mặt trời và mặt trăng giữa trời và đất.

Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không từng gặp một người tiều phu. Dù khi đó chỉ là khí đá chưa có phép thuật nhưng hắn nhạy bén cảm thấy người tiều phu này có khí chất khác thường và người tiều phu này được cho là một hóa thân của Bàn Cổ. Nhưng lúc này năng lực của Tôn Ngộ Không không đủ mạnh nên không thể nắm bắt được cơ hội trước mặt, nhận làm đệ tử của Bàn Cổ.

Đương nhiên cũng là bởi vì trong tiểu thuyết, Bàn Cổ xuất hiện không phải để Tôn Ngộ Không nhận làm sư phụ, sở dĩ Bàn Cổ được sắp xếp xuất hiện là để hướng dẫn Tôn Ngộ Không và cung cấp một số tin tức hữu ích để gặp được Bồ Đề Tổ Sư. Bàn Cổ xuất hiện tổng cộng ba lần, điều này cũng cho thấy ngài đứng về phía Tôn Ngộ Không.

Nhắc đến Bàn Cổ, có thể nói là vị thần quyền năng nhất trong thần thoại Trung Quốc. Trong các truyền thuyết thần thoại của Trung Hoa, Bàn Cổ và Hồng Quân Lão Tổ (sư phụ của Tam Thanh: Thông Thiên Giáo Chủ, Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy Thiên Tôn) có thể nói là những vị thần sớm nhất trên thế giới, cả hai đều được hình thành bởi năng lượng bẩm sinh, nhưng Bàn Cổ có thể được gọi là Thần vương kể từ khi ngài tạo ra thế giới?

Nữ Oa

Mặc dù, Nữ Oa không trực tiếp xuất hiện trong “Tây Du Ký” nhưng bà nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất, bà là nữ thần sáng chế đã tạo ra sông núi, cây cỏ và con người sau đó biến mất. Khắp tam giới từ đó chưa ai nhìn thấy bất kì sự xuất hiện nào của bà. Song sự ra đời của Tôn Ngộ Không lại có liên quan đến Nữ Oa nương nương.

Ai cũng biết Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một viên đá thiêng hấp thụ linh khí trời đất hàng ngàn năm mà tạo thành nhưng ít ai biết đến viên đá này còn ẩn giấu huyền cơ. Viên đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn không phải viên đã thiêng bình thường mà nó được cho là chứa một phần tinh phách của Nữ Oa, theo tích Nữ Oa dùng đá vá trời.

Theo truyền thuyết, thần Nữ Oa khi thấy cột trụ trời gãy nước trên thiên hà sắp rơi xuống trần gian, bà không lỡ nhìn con dân dưới hạ giới chịu diệt vong nên đã luyện ra đá ngũ sắc để vá trời. Và viên đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn được cho là mảnh còn sót lại của đá ngũ sắc.

Nhiều phân tích cho rằng mối quan hệ giữa Nữ Oa và Tôn Ngộ Không là quan hệ nhân quả. Thần Nữ Oa luyện ra đã ngũ sắc vá trời để bảo vệ tam giới là nhân, sau đó tinh phách còn lại của bà trong vụn đá ngũ sắc lại hấp thụ khí thiêng đất trời để tạo ra Mỹ Hầu Vương là quả. Mối quan hệ nhân quả này cả thiên đình và Tây Thiên đều không thể xem nhẹ vì có liên quan đến vị nữ thần thượng cổ vĩ đại bậc nhất này.

Có thể nói Nữ Oa đem xem như là “mẹ” của Tôn Ngộ Không và ngay từ đầu Thiên Đình cũng biết được gốc gác này. Vì thế sau này Tôn Ngộ Không trộm gậy Như Ý, sửa sổ sinh tử, đại náo thiên cung… nhưng Ngọc Hoàng và Như Lai cũng không thẳng tay diệt trừ mà chỉ trừng phạt.

Dù Nữ Oa đã tiêu biến nhưng truyền thuyết và tiếng tăm của bà vẫn luôn tồn tại và được tôn thờ trịnh trọng. Đó cũng chính là lí do tại sao nói Nữ Oa chính là “hậu thuẫn” vững chãi số 1 sau lưng Tôn Ngộ Không.

Bồ Đề Tổ Sư

Vị đại thần thứ hai chính là ân sư đầu tiên mà Tôn Ngộ Không ra đời không bao lâu đã gặp được. Sự tồn tại của Bồ Đề Tổ Sư đối với Tam Giới vẫn luôn là một điều gì đó rất thần bí, đến ngay cả Ngọc Hoàng và Phật Tổ Như Lai cũng không biết được xuất thân của Bồ Đề Tổ Sư.

Tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ Sư trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

Bồ Đề Tổ Sư có một lãnh địa của riêng mình, khó tìm và bí mật để truyền dạy phép thuật cho các đệ tử. Căn cứ vào tu vi và đạo hạnh tu hành cao thâm của Bồ Đề Tổ Sư có thể suy ra nguồn gốc của ngài là từ thời của Nữ Oa nương nương.

Vậy thì, một Mỹ Hầu Vương vừa chui ra từ đá trên Hoa Quả Sơn làm sao có thể tìm được nơi ở của Bồ Đề Tổ Sư ngay cả Phật Tổ Như Lai và Ngọc Hoàng cũng không rõ mà bái sư học phép thuật? Trừ khi Bồ Đề Tổ Sư cố tình để lộ ra cho Tôn Ngộ Không biết hoặc giữa hai người đều một cơ duyên kì diệu.

Nếu mọi người để ý chi tiết sau khi đuổi Tôn Ngộ Không xuống núi, Bồ Đề Tổ Sư cũng không hề xuất hiện thêm nữa. Dường như Bồ Đề Tổ Sư ở Linh Sơn là đặc biệt chờ sự xuất hiện của Tôn Ngộ Không, ngài đã sớm đoán được gốc gác thực sự của Tôn Ngộ Không và việc trở thành người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không được cho là lời nhờ vả của Nữ Oa.

Chính vì vậy, sau khi đả thông cũng như dạy dỗ phép thuật và mở ra con đường tu luyện cho Tôn Ngộ Không Bồ Đề Tổ Sư đã hoàn thành sứ mệnh mà Nữ Oa giao cho mình nên sau đó đã âm thầm biến mất.

Cũng vì Ngô Thừa Ân để lại quá ít thông tin về Bồ Đề Tổ Sư, cho đến ngày nay câu hỏi Bồ Đề Tổ Sư là ai vẫn còn được độc giả tranh luận. Có lẽ Bồ Đề Tổ Sư đã chán tranh giành quyền lực, hoặc có thể ngài chỉ là hóa thân của một vị đại cao thủ nào đó. Nhưng xét tình hình Bồ Đề Tổ Sư lo lắng vướng vào chuyện thị phi của Tôn Ngộ Không gây ra cho Tam giới, có lẽ ngài cũng e dè sợ hãi những cao thủ hơn mình. Nếu không Bồ Đề Tổ Sư cũng sẽ không vội đuổi Tôn Ngộ Không ra khỏi núi, còn cấm sẽ không bao giờ gặp lại cũng như cho phép đệ tử được nhận mình là sư phụ.

Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới