Ở cuối "Tây Du Ký", sau khi sư phụ Đường Tăng và các đệ tử hoàn thành việc lấy kinh và được Phật Như Lai phong thưởng. Đường Tăng với tư cách là sư phụ cũng là đệ tử thứ hai của Phật Như Lai ở kiếp trước - Kim Thiền Tử được phong chức Chiên Đàn Công Đức Phật. Còn Tôn Ngộ Không là sư huynh, đã lập được thành tích xuất sắc trong việc đánh yêu và diệt yêu trên đường đi lấy kinh nên được phong Đấu Chiến Thắng Phật.
Chiên Đàn Công Đức Phật và Đấu Chiến Thắng Phật đều nằm trong số ba mươi lăm vị Phật của Phật giáo. Thân là nhị sư huynh Chu Bát Giới, trước khi bị giáng xuống phàm trần chính là Thiên Bồng Nguyên soái, tướng chỉ huy hơn 8 vạn thủy quân ở sông ngân canh giữ Thiên Hà. Bát giới thông thạo 36 phép thiên cang và sở hữu vũ khí lợi hại là cào đinh ba chín răng do Thái Thượng Lão Quân tôi luyện thành. Nhưng sau khi trải qua hành trình lấy kinh, Bát giới chỉ được Phật Như Lai phong làm Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát.
Chức Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ Tát của Bát Giới thực chất là gì? Tịnh có nghĩa là chay tịnh, đàn là nơi xếp những đồ ăn chay, còn sứ giả là khi nào đồ ăn được dọn ra thì phải đi mời đi gọi mọi người đến ăn". Trư Bát Giới thấy thế liền bất bình, có vặn vẹo lại Như Lai việc mình không được thành Phật như sư phụ và đại sư huynh thì chỉ thấy Như Lai cười đáp rằng: "Tại nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt?".
Tạo hình Trư Bát Giới và Sa Tăng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản năm 19786.
Khi công đức cuối cùng đã viên mãn, Sa Tăng được Phật Như Lai phong là Bát Bảo Kim Thân La Hán Bồ Tát. Chức vị này thuộc về vị trí Bồ Tát chứ không phải vị trí La Hán. Chức vị này thấp hơn Đường Tăng và Tôn Ngộ Không nhưng lại cao hơn Trư Bát Giới. Vậy tại sao Sa Tăng, người chỉ gánh hành lý và không mấy khi phải chiến đấu với yêu quái lại giữ chức cao hơn Bát Giới?
Sa Tăng không những không lập được thành tích gì lớn lao trên đường đi mà còn giết rất nhiều người khi còn là yêu quái ở sông Lưu Sa, tại sao lại có thể được phong làm Bồ Tát? Chỉ cần ngay thẳng và vị tha, làm việc chăm chỉ mà không phàn nàn, giữ giới luật Phật giáo, khiêm tốn và giữ bổn phận như Đức Phật Như Lai đã dạy có thực sự đủ hay không? Điều này rõ ràng là không thể. Trước khi Sa Tăng giáng trần, hắn là tướng quân của Ngọc Hoàng, vì vô tình làm vỡ chén lưu ly nên đã vi phạm quy tắc của thiên đình, bị giáng chức và đày xuống sông Lưu Sa năm đó làm yêu quái.
Trên thực tế, công đức của Sa Tăng đã viên mãn từ lâu, có nghĩa là trước khi theo Đường Tăng, địa vị Bồ Tát của hắn đã được xác định rồi. Như chúng ta đã biết, Đường Tăng là tái sinh thứ mười của Kim Thiền Tử, đệ tử thứ hai của Phật Như Lai. Vậy Đường Tăng trong chín kiếp đầu tiên đã làm gì? Tất nhiên, họ đều là những tu sĩ giác ngộ, dường như có sự hướng dẫn nào đó, sau khi trở thành tu sĩ lỗi lạc, họ khao khát cõi tịnh độ của Phật giáo phương Tây nên một mình đi về phía Tây.
Còn Sa Tăng chính là kẻ chịu trách nhiệm ngăn chặn và giết chết Đường Tăng trong chín kiếp đầu tiên, bởi vì mọi chuyện đã được Như Lai sắp xếp và an bài. Nếu các kiếp trước của Đường Tăng mà đến Tây Trúc được thì mọi thứ sẽ trở nên vô ích.
Sa Tăng đã không ngần ngại gánh lấy tai tiếng yêu quái hại người, suốt dọc đường luôn âm thầm hoàn thành nhiệm vụ mà không hề than vãn. Dĩ nhiên việc muốn thành Phật là điều không thể, bởi vì địa vị đã được quyết định từ lâu, và Sa Tăng chỉ được tôn làm Bồ Tát, đây là lý do tại sao dọc đường đi hắn hiếm khi ra tay tranh giành công lao với Tôn Ngộ Không và Bát Giới. Dù về thực lực Sa Tăng không hề kém nhiều so với Ngộ Không và Bát Giới. Trong nguyên tắc miêu tả rất rõ tại hồi vượt Lưu Sa Hà, cả Ngộ Không và Bát Giới hợp sức đánh Sa Tăng nhưng qua nhiều lần đều không thu phục được, cuối cùng phải nhờ đến sự trợ giúp của Bồ Tát Quan Thế Âm Bồ Tát. Xét về bản lĩnh chiến đấu, Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới và chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu trên cạn.
Thậm chí, Tam hoàng tử của Tây Hải Long Vương, với tư cách là Bạch Long Mã - một thành viên của đoàn đi thỉnh kinh cuối cùng cũng được phong là Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát và được khôi phục lại hình dáng ban đầu.
Trong số thầy trò Đường Tăng cùng đi lấy kinh, chỉ có Bát Giới là giữ chức vụ thấp nhất. Theo một số giả thiết, Trư Bát Giới là nhân vật biểu tượng cho dục vọng, ham muốn của con người. Hắn hội tụ nhiều thói xấu như ham ăn, ham ngủ, lười biếng... Dù có cơ hội để tu tâm tu tính nhưng Bát Giơi lại lười biếng, u mê mãi không thoát ra nổi. Không chỉ vậy, hắn còn thường xuyên đố kỵ với Tôn Ngộ Không. Vì thế mà việc Bát Giới không tu được kết quả cao không có gì lạ.