TIN TỨC » Kiến thức

Trong thời Trung Hoa cổ đại, hầu hết anh em họ đều kết hôn với nhau nhưng tại sao rất ít trẻ em sinh ra bị thiểu năng trí tuệ?

Thứ sáu, 05/03/2021 09:17

Thời cổ đại hiện tượng tảo hôn thường xuyên xảy ra, vậy tại sao lại có ít trẻ em chậm phát triển trí tuệ được sinh ra?

Ở Trung Quốc cổ đại, hôn nhân cùng họ đã không được cho phép từ thời nhà Chu, đây là lần đầu tiên tổ tiên của họ nhận ra mối nguy hiểm của những người thân ruột thịt. Tuy nhiên, trong lịch sử lâu đời của Trung Quốc, nam giới luôn thống trị mọi chuyện, vì vậy, mọi người đều cho rằng chỉ có ruột thịt trong nhà mới được coi là gần, còn dòng họ thì bỏ qua.

Ngày đó, các cuộc hôn nhân giữa anh chị em cô cậu ruột rất phổ biến, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và Hoàng hậu Trần A Kiều (Trần A Kiều là chị/em họ của Hán Vũ Đế), nhà thơ Lục Du và Đường Uyển (Đường Uyển là con gái cậu ruột của Lục Du), nhà thư pháp Vương Hiến Chi và Si Đạo Mậu (Si Đạo Mậu là biểu tỷ của Vương Hiến Chi... Vậy điều gì đã xảy ra với con cái của những người này?

Trong thời Trung Hoa cổ đại, hầu hết anh em họ đều kết hôn với nhau nhưng tại sao rất ít trẻ em sinh ra bị thiểu năng trí tuệ?

Hán Vũ Đế của nhà Hán và Trần A Kiều không sinh con.

Lục Du và Đường Uyển không sinh được con.

Vương Hiến Chi và Si Đạo Mậu sinh một con gái nhưng mất sớm.

Điều này cho thấy hôn nhân giữa anh em họ hàng vẫn có ảnh hưởng lớn đến thế hệ con cháu. Để tăng cường mối quan hệ, các thị tộc cổ đại thường mở rộng sức ảnh hưởng của mình thông qua hôn nhân, kết quả là nhiều anh em họ kết hôn với nhau, chẳng hạn như Vương Hiến Chi ở thời Đông Tấn và Lục Du ở thời Nam Tống.

Trong tiểu thuyết kinh điển thời nhà Thanh "Hồng lâu mộng", Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc cũng là một cặp anh em họ. Tuy đây chỉ là câu chuyện mang tính nghệ thuật nhưng nó cũng phản ánh hiện tượng xã hội thời bấy giờ không loại trừ việc anh em họ lấy nhau. Thời cổ đại hiện tượng tảo hôn thường xuyên xảy ra, vậy tại sao lại có ít trẻ em chậm phát triển trí tuệ được sinh ra?

Tuy tỷ lệ sinh con cái thời cổ đại cao nhưng tỷ lệ sống sót lại rất thấp. Hầu như gia đình nào cũng có con cái chết, và tất nhiên trong đó có cả những người họ hàng ruột thịt. Cùng với điều kiện y tế hạn chế thời cổ đại, những đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ khó có thể sống đến tuổi trưởng thành, điều này đúng với cả hoàng gia và dân thường.

Thời cổ đại, y học còn chưa tiên tiến, có khi mang thai nhưng chưa chắc đã sinh được hoặc đứa trẻ sẽ chết sau khi sinh, đây cũng là điều bình thường. Ngoài ra còn có những suy nghĩ và quan niệm rất cổ hủ, nếu đứa trẻ trong bụng phát triển không ổn (do ảnh hưởng tự nhiên hoặc do hôn nhân cận huyết) họ thậm chí có thể tìm cách để sảy thai hay sinh non.

Tuy nhiên, không có liên quan gì đến việc anh em họ lấy nhau lại sinh ra những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bởi sự khác biệt trong từ "họ hàng", nó bao gồm họ hàng gần và họ hàng xa. Rất nhiều người gọi là họ hàng nhưng trên thực tế đã cách xa nhiều đời, quan hệ huyết thống cũng cách xa.

Và nếu xét kĩ hơn thì đa số hôn nhân trong họ hàng đều là anh chị em họ xa với nhau, có trường hợp xa đến 4, 5 đời. Chính vì vậy, dù được xem là anh chị em họ nhưng mã gen đã có nhiều khác biệt, không để lại nhiều ảnh hưởng đến con cháu. Có thể nói, nếu nhắc đến vấn đề hôn nhân cận huyết ngày xưa, đa số mọi người hiện nay đều có những ác cảm nhất định. Tuy nhiên người xưa lại không mấy để tâm đến vấn đề đó, sách sử cũng không có quá nhiều ghi chép cụ thể.

Maii (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới