Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 5 trường hợp con ruột bị loại trừ khỏi việc hưởng thừa kế nhà đất, bất kể là con ruột hay con nuôi:
- Trường hợp 1: Con ruột bị kết án về tội cố ý gây thương tích, hành hạ, ngược đãi, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm người để lại di sản.
- Trường hợp 2: Con ruột có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Trường hợp nào dù là con ruột cũng không được hưởng thừa kế từ cha mẹ? (Ảnh minh hoạ)
- Trường hợp 3: Con ruột bị kết án về tội cố ý giết người thừa kế khác để hưởng di sản.
- Trường hợp 4: Con ruột có hành vi lừa dối, ép buộc hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, huỷ di chúc hoặc che giấu di chúc để hưởng di sản trái ý nguyện người để lại di sản.
- Trường hợp 5: Con đã thành niên, có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp, nhưng người để lại di sản không muốn con hưởng thừa kế.
Tuy nhiên, nếu người để lại di sản biết về hành vi của con ruột, nhưng vẫn cho phép con hưởng di sản theo di chúc, thì con vẫn được hưởng phần di sản đó.
Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc thì toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp (Ảnh minh hoạ)
Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, một số cá nhân nhất định vẫn được hưởng di sản theo pháp luật, cụ thể là hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, ngay cả khi họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Vì thế, nếu người con đã thành niên (từ 18 tuổi trở lên) có khả năng lao động không được hưởng di sản thừa kế khi:
Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc. Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở được thừa kế theo di chúc hợp pháp.