TIN TỨC » Kiến thức

Từ 2025, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi này bị tạm giữ giấy phép lái xe đến 2 năm

Thứ bảy, 18/01/2025 09:00

Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo Nghị định 168, nhiều lỗi vi phạm giao thông đã tăng mức phạt tiền nặng gấp nhiều lần so với trước và bị trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) hoặc tạm giữ GPLX tuỳ hành vi vi phạm.

Một số lỗi vi phạm nghiêm trong theo Nghị định 168 sẽ bị tạm giữ bằng lái xe 22 - 24 tháng. Theo cơ quan chức năng, những lỗi vi phạm bị tạm giữ GPLX đều nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông gồm: Vi phạm nồng độ cồn, ma túy, đua xe, lạng lách đánh võng, cụ thể:

Đối với ô tô

Đối với mô tô, xe gắn máy

Nếu bị tạm giữ GPLX, người dân sẽ không được điều khiển xe trong thời gian này, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt 2 - 4 triệu đồng đối với xe máy dưới 125 phân khối, 6-8 triệu đồng đối với xe máy trên 125 phân khối, và 18-20 triệu đồng đối với ô tô.

Đang bị tạm giữ giấy phép lái xe có được lái xe không?

Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Nhiều lỗi vi phạm giao thông, tài xế sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX/bằng lái) đến 2 năm đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh minh họa)

Theo đó, khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

- Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

- Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Như vậy, nếu đang bị tạm giữ giấy phép lái xe thì vẫn được lái xe tham gia giao thông, tuy nhiên nếu quá thời hạn mà người vi phạm không giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định thì lúc này sẽ không được lái xe nữa. Lúc này, người vi phạm vẫn lái xe thì sẽ bị xử phạt như không có giấy tờ.

Đồng thời, cần lưu ý phân biệt tạm giữ giấy phép lái xe và tước giấy phép lái xe. Bởi lẽ, nếu bị tước giấy phép lái xe thì sẽ không được lái xe đó nữa.

Bị tước giấy phép lái xe sẽ không được lái xe

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong thời gian bị tước giấy phép lái xe sẽ không được lái xe tham gia giao thông.

(Ảnh minh họa).

Mức xử phạt đối với hành vi lái xe nhưng không có giấy phép lái xe

- Theo Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Theo Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

Như vậy, lái xe máy mà không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 1 - 5 triệu đồng, lái xe ô tô mà không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới