Từ nay đến năm 2030, theo thống kê của Bộ GD&ĐT một số nhóm ngành cần nhiều nhân lực trình độ đại học có thể kể đến như khoa học máy tính, an toàn thông tin, truyền thông đa phương tiện; công nghệ cơ khí - tự động hóa, điện - điện tử; công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nông - lâm -ngư; kiến trúc, xây dựng, môi trường, mỹ thuật ứng dụng; kinh tế - thương mại, du lịch và lữ hành, nhà hàng - khách sạn; y, dược, chăm sóc sức khỏe - chăm sóc sắc đẹp; sư phạm giáo dục, tâm lý - xã hội…
Những ngành nghề sẽ khát nhân lực đến năm 2030:
Chọn ngành học nào sẽ phát triển cực thịnh trong tương lai gần? (Ảnh minh họa).
Ngành Khoa học máy tính
Khoa học máy tính (Computer Science) sẽ giúp đất nước bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp, Chuyển đổi số, Đô thị thông minh bền vững. Ngành khoa học máy tính bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, phân tích dữ liệu, các thuật toán xử lý dữ liệu, khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu lớn phục vụ mọi mặt của kinh tế - xã hội. Công bố gần nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, máy tính và công nghệ thông tin là 1 trong 2 lĩnh vực ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất.
Ngành Truyền thông đa phương tiện
Trong tương lai gần, ngành Truyền thông Đa phương tiện đang là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao. Việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng ra cả quốc tế trong một thế giới phẳng. Mọi tổ chức bao gồm từ chính phủ tới các đơn vị kinh doanh đều cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả trong thế giới tràn ngập về thông tin.
Để học có hiệu quả chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên nhất thiết cần trang bị kiến thức công dân toàn cầu. Đây là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Các kỹ năng kể đến như thái độ làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp, đàm phán, tư duy sáng tạo và phản biện, tranh biệt, lãnh đạo bảo thân.
(Ảnh minh họa)
Ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học… Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm cũng rất rộng mở.
Ngành y dược, chăm sóc sức khỏe
Y tế Sức khỏe là nhóm ngành điều trị và chăm sóc sức khỏe con người, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhóm ngành này tác động trực tiếp đến con người thông qua việc tư vấn, chẩn đoán và đưa ra các phác đồ/phương pháp điều trị, sử dụng các công cụ như máy móc thiết bị và chế phẩm y tế nhằm cải thiện hoặc chữa dứt điểm các tình trạng bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Đây là ngành nghề liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tính mạng con người nên luôn được chú trọng về mặt đào tạo và đề cao trong xã hội.
Ngành sư phạm giáo dục
(Ảnh minh họa)
Giáo dục là một phần không thể thiếu để góp phần tạo nên cuộc ѕống ᴠăn minh của con người, chúng ta luôn trân trọng giáo dục, giống như truуền thống “tôn ѕư trọng đạo” của người Việt Nam ta từ bao đời naу. Vì lẽ đó ngành giáo dục luôn là một lựa chọn tốt cho rất nhiều thế hệ học ѕinh.
Trong kỳ tuyển sinh năm 2024, có thể thấy điểm chuẩn vào những trường Đại học sư phạm Hà Nội ở ngưỡng cao. Điều này dự đoán sẽ có đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng trong tương lai.