Những câu nói phổ biến này có độ tin cậy cao, đồng thời có thể tìm thấy những câu nói phổ biến trong mọi lĩnh vực của xã hội. Thông thường, nhiều câu nói phổ biến có những chân lý sâu sắc và hàm ý không rõ ràng như: “Dù đói đến mấy cũng đừng ăn đồ cúng ở mộ; dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi trên đùi người khác”? Ý nghĩa của việc này là gì?
Phải nói rằng những câu nói phổ biến này được lưu truyền trong nhân dân đã phát triển thành một nét văn hóa đặc sắc qua nhiều năm tháng, đã trở thành một bộ phận quan trọng trong văn hóa truyền thống của mỗi chúng ta.
"Dù đói đến đâu, đừng ăn đồ cúng ở mộ"
Người xưa tin rằng con người sau khi chết đều có linh hồn, người đã khuất cũng có thể nhận được “cống phẩm” từ thế giới này. Vì vậy chúng ta có thể thấy khi đi tảo mộ sẽ có một số đồ ăn, bánh kẹo đặt trước cửa mộ dành cho người đã khuất để tỏ lòng thành kính của mình.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên lễ vật ở mộ không được chia ra thì bạn không thể ăn vụng, đó là một tội lỗi lớn. Theo quan niệm từ người xưa, nếu ăn trộm lễ vật ở mồ mả người khác là một loại bất kính với tổ tiên, vi phạm đạo đức. Còn những người đi đường, dù đói khát đến đâu, có thấy đồ cúng tảo mộ cũng tốt nhất không nên ăn. Nếu ăn phải đồ cúng bên đường có thể sẽ gây họa cho bản thân.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, người sống ở hiện tại không nên ăn đồ cúng vì thức ăn đó không phải dành cho người “dương thế”, mà dành cho người bên kia thế giới được cúng. Đây cũng là một trong các nghi lễ cúng kiếng.
Suy cho cùng, ở thời cổ đại, không phải tất cả mọi người đều sống một cuộc sống sung túc. Có thể nói, ở hầu hết các triều đại, cuộc sống của người dân đều rất khó khăn, đối với họ thường sống một ngày không có một bữa ăn, vậy nên không có lý do gì không thèm muốn?
"Dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi trên đùi người khác"
(Ảnh minh họa)
Sở dĩ như vậy là bởi vì xã hội phong kiến thời xưa có những quy định rất hà khắc, nhất là việc tiếp xúc giữa người với người cần phải chú ý đến phép xã giao. Ví dụ như thời cổ đại dù là quý nhân, thậm chí là bạn thân cũng sẽ không tiếp xúc cơ thể với nhau. Họ thường lùi lại, cùng lắm là uống trà, trò chuyện hoặc dùng bữa cùng nhau.
Đàn ông là thế, chưa nói đến phụ nữ. Thời xưa, phụ nữ nói chung không được tùy tiện ra ngoài, dù cần đi ra ngoài trong hoàn cảnh đặc biệt nào cũng phải lấy khăn che mặt. Hơn nữa, không được tự ý nói chuyện với người lạ, thậm chí nhìn nhau có thể bị coi là “phụ nữ lẳng lơ”. Qua đó cũng có thể thấy xã hội phong kiến thời đó như thế nào và thân phận của người phụ nữ rất thấp.
(Ảnh minh họa)
Đừng ngồi trên đùi người khác có nghĩa là dù thế nào phụ nữ cũng không được làm những chuyện “không đứng đắn” như vậy. Còn đàn ông thì không được ngồi lên đùi người khác vì phép lịch sự.
Nếu là người khác phái ngồi lên đùi chắc chắn sẽ bị người khác hiểu lầm về mối quan hệ giữa hai người. Vì vậy nếu không phải là quan hệ vợ chồng thì nên cố gắng tránh ngồi trên đùi người khác. Tránh những hiểu lầm không đáng có, đặc biệt là phụ nữ.
Tóm lại, đằng sau câu tục ngữ này có rất nhiều chân lý sâu sắc. Nó dạy cho thế hệ tương lai cách ứng xử và làm việc, đồng thời nó cũng truyền tải một giá trị và quan niệm đạo đức đúng đắn. Dù trải qua bao nhiêu năm hay bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì nó cũng sẽ không bao giờ lỗi mốt.
- Tag
- đồ cúng