TIN TỨC » Kiến thức

Uống bia không cồn khi cảnh sát giao thông thổi nồng độ có bị phạt không?

Chủ nhật, 28/04/2024 15:27

Nhiều người cứ nghĩ rằng uống bia không cồn khi cảnh sát giao thông thổi nồng độ sẽ không lên nhưng thực tế lại khác.

Trên thị trường, có nhiều loại bia được quảng cáo là 0 độ nhưng vẫn chứa 0,5% cồn. Trong khi đó, tại Việt Nam, người điều khiển ôtô, xe máy, mô tô không được phép có cồn trong máu.

Ngoài ra, khi uống bia 0 độ, cơ thể bạn vẫn cần thời gian để đào thải hết nồng độ cồn trong máu. Do đó, để an toàn, bạn không nên uống rượu bia khi lái xe.

Uống bia 0 độ cồn nhưng vẫn có cồn và không được phép lái xe (Ảnh minh họa)

Có hai loại dụng cụ thổi nồng độ cồn: Loại thứ nhất là thổi một luồng hơi từ xa, nếu có nồng độ cồn sẽ xuất hiện báo động. Loại thứ hai là ống thổi trực tiếp, dùng một lần và vứt ngay tại chỗ sau khi sử dụng.

Khi áp dụng một trong hai cách, hơi thở bạn vẫn có nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nếu bạn sử dụng các loại bia trên nhãn ghi là 0 độ. Trường hợp tham gia giao thông, bạn bị yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn bằng máy đo chuyên dụng, kết quả có thể dương tính.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn như sau: Một đơn vị cồn tương đương với 10 g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200 ml bia; 75 ml rượu vang (1 ly); 25 ml rượu mạnh (1 chén). Tùy vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.

(Ảnh minh họa)

Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường trung bình cứ sau một giờ gan sẽ đào thải một đơn vị cồn. Tùy theo thể trạng mà quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi. Khoảng 10-15% cồn sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi; khoảng 85-90% sẽ được xử lý qua gan.

Theo Healthline, uống rượu bia khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh và các rối loạn bào thai nghiêm trọng bao gồm các bất thường trên khuôn mặt, chậm phát triển và khuyết tật về hành vi, tinh thần nếu người mẹ thường xuyên uống rượu trong thời kì mang thai.

Nói cách khác, cho tới hiện tại chúng ta vẫn chưa biết chính xác lượng rượu tiêu thụ là bao nhiêu thì có ảnh hưởng tới thai nhi nên tốt nhất, phụ nữ mang thai không nên uống bia rượu, ngay cả đó là bia không cồn.

Bên cạnh đó, mùi thơm và hương vị của bia không cồn có thể làm tăng cảm giác thèm rượu đối với một số người đang trong quá trình phục hồi sau cai nghiện rượu.

Bia không cồn cũng không phải là lựa chọn nên ưu tiên với người đang muốn giảm cân bằng cách giảm lượng calo nạp vào cơ thể bởi bia 0 độ thường thêm đường để giảm nồng độ cồn và điều này khiến bia 0 độ có lương calo tương tự như bia có cồn.

(Ảnh minh họa)

Bia không cồn có thể gây hại cho gan nếu được tiêu thụ quá mức hoặc không kiểm soát. Mặc dù bia không cồn có thể ít gây hại và tăng gánh nặng cho gan hơn so với bia có cồn, nhưng nó vẫn chứa các chất gây độc hại cho gan như axit axetic khi hấp thụ ở một lượng lớn và các chất phụ gia.

Việc lạm dụng bia không cồn có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, bao gồm tổn thương gan. Để bảo vệ gan, việc tiêu thụ bia không cồn nên được kiểm soát và hạn chế kết hợp duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học.

Nhìn chung, bia không cồn thay thế bia thông thường có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu bạn đang tìm cách hạn chế lượng bia rượu (cồn) tiêu thụ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù những đồ uống thay thế này thường có lượng calo thấp hơn nhưng chúng vẫn không chứa calo hoặc carb rỗng không có dinh dưỡng. Khi mua bia không cồn, cần đọc kỹ nhãn sản phẩm và tránh những lựa chọn có thêm đường bổ sung cũng như uống một cách điều độ.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới