TIN TỨC » Kiến thức

Về già tốt nhất không nói 3 lời sau, đừng để con cháu rời xa hết, không ai muốn báo hiếu

Thứ ba, 19/09/2023 11:39

Nếu như tuổi trẻ bồng bột, ít suy nghĩ và kiềm chế lời nói thì đến lúc tuổi xế chiều mỗi lời nói ra cần cân nhắc kỹ lưỡng để không khí gia đình quây quần, hòa hiếu.

Khi về già, sức khỏe đã yếu không còn bận rộn với công việc cũng là lúc mà người già nào cũng cảm thấy cô đơn và cần sự động viên của người thân hơn. Để tuổi xế chiều an nhàn, con gái quây quần thì cần tránh nói những lời dưới đây:

Than thở, oán giận

Lúc có tuổi không nên biến việc than phiền và oán trách thành thói quen, bởi nếu làm như vậy, sẽ dần trở nên tiêu cực hóa và cảm thấy tổn thương.

Những người luôn than phiền cuộc sống sẽ dần mất đi niềm tin và sự hứng thú trong công việc và cuộc sống. Hiệu ứng này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mình mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh.

Ở gần một người luôn có "nguồn năng lượng" tiêu cực là điều không ai muốn. Vậy nên, nếu có thói quen này cần sửa sớm.

Khi về già không nên than thở hay oán giận quá nhiều vì sẽ khiến con cháu xa lánh, cô quạnh.

Mỉa mai

Những người luôn thường xuyên nói lời mỉa mai, trêu chọc, thường phải đối mặt với sự không hài lòng của người khác. Mỗi câu nói của bạn có thể tiềm ẩn sức mạnh gây tổn thương cho người khác, thậm chí cả những lời nói không cố ý cũng có thể gây ra sự đau đớn. Trong thế giới này, chúng ta cần phải chú tâm đến cách sử dụng ngôn ngữ của mình. Hãy tránh để những cảm xúc thoáng qua dẫn đến việc làm tổn thương đến người khác.

Đừng để niềm vui thoáng qua dẫn đến việc gây tổn thương cho người khác.

Suy nghĩ và lời nói cực đoan

Trong mọi tình huống, hãy luôn quan tâm đến cảm nhận của người khác. Trong trường hợp xảy ra xung đột, hãy tránh bảo vệ quá mức ý kiến của mình và không nên phủ nhận ý kiến của người khác hoặc bám vào ý kiến riêng mình với tư duy tuyệt đối. Hãy tránh các cảm xúc quá đoan, thái độ cứng rắn và thái độ không linh hoạt.

Việc quản lý cách bạn sử dụng ngôn ngữ là điều quan trọng, hãy thận trọng với những từ ngữ cứng rắn và tránh biểu hiện sự tiêu cực. Đôi khi, nói quá nhiều mà không để lại chỗ cho người khác để lắng nghe có thể tạo cảm giác xa lánh và không thân thiện. Hãy tạo cơ hội cho người khác để chia sẻ ý kiến và tham gia vào cuộc thảo luận. Điều này sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt người thân.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới