Không nên mở phong bao lì xì trước mặt người tặng
Trong văn hóa Á Đông, mở bất cứ món quà nào trước mặt người tặng cũng được coi là thiếu lịch sự. Tương tự như vậy, bạn nên dặn trẻ không nên mở ngay phong bao lì xì trước mặt người tặng. Đã có không ít trường hợp cả hai bên phụ huynh đều xấu hổ khi bé vùng vằng vì tiền lì xì quá ít.
Trẻ em còn nhỏ, khi nhận được phong bao lì xì màu đỏ luôn tò mò xem số tiền bên trong là bao nhiêu, điều này là hết sức bình thường. Nhưng với tư cách là cha mẹ, chúng ta phải nói với con mình rằng nếu thực sự muốn nhìn thấy số tiền của lì xì, tốt nhất chúng ta nên đến một nơi không có ai xung quanh rồi mở ra xem.
Thông qua việc nhận phong bao lì xì, chúng ta có thể nuôi dưỡng cho trẻ cái nhìn đúng đắn về tiền bạc, đây cũng là bài học đặc biệt quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ (Ảnh minh họa)
Hãy báo cho bố mẹ khi trẻ được người khác lì xì
Nhiều người nhìn các em nhỏ đáng yêu mà muốn nhanh tay nhét những chiếc phong bao lì xì màu đỏ vào túi để các em nhỏ vui vẻ đón Tết. Con cái vui được một lúc lại quên báo cáo sự việc với cha mẹ. Nhưng bạn biết gì không? Hành vi như vậy là không nên! Một số trẻ không có khái niệm về tiền bạc, không biết ý nghĩa của phong bao lì xì, sau khi nhận được phong bao đỏ cũng không nói cho bố mẹ biết.
Một số trẻ cũng có thể cho rằng đây là tiền tiêu vặt mà người thân thường xuyên đưa cho mình hàng năm, trẻ có thể tự tiêu mà không nói với bố mẹ.
(Ảnh minh họa)
Tuy tiền Tết là một loại lời chúc từ người lớn đến con cháu nhưng theo thời gian, tiền Tết cũng thể hiện sự tinh tế giữa con người với nhau. Khi một đứa trẻ nhận được phong bao lì xì vào dịp Tết, chúng ta nhất định sẽ lấy số tiền của bao lì xì trẻ được tặng để làm tiêu chuẩn trả lại quà. Vì vậy, để tránh bối rối, mâu thuẫn, chúng ta phải giáo dục con cái thông báo cho chúng ta càng sớm càng tốt sau khi nhận được lì xì, thay vì lặng lẽ cất đi.
Đồng thời, đối với những trẻ thích tiêu tiền bừa bãi, cha mẹ cũng có thể xây dựng kế hoạch tài chính cho con để lì xì của con có vai trò lớn hơn.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc lì xì
Qua thời gian, tục lệ lì xì đã phần nào mất đi những nét đẹp vốn có, khiến câu hỏi "lì xì bao nhiêu là đủ?" trở thành những đắn đo chung trong ngày Tết.
Vì điều kiện kinh tế mỗi người khác nhau nên số tiền lì xì mà trẻ nhận được từ người lớn cũng sẽ khác nhau. Trẻ nhỏ chưa có khái niệm rõ ràng về tiền bạc nhưng một số trẻ lại rất nhạy cảm với số tiền lì xì. Trong dịp Tết Nguyên đán, khi một trong những đứa trẻ của họ hàng tôi nhận được phong bao lì xì, chúng phải so sánh với những đứa trẻ khác để xem ai nhận được một phong bao lì xì nhiều hơn và ai nhận được tổng số tiền lì xì lớn hơn.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, mục đích truyền thống của việc lì xì là để xua đuổi tà ma, cầu phúc, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ em. Thế nhưng, do sự hướng dẫn sai lầm của cha mẹ và so sánh lẫn nhau, tiền Tết dần bắt đầu trở thành nơi để ganh đua, tị nạnh, con cái cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.
Thế nên chúng ta phải giáo dục con cái rằng lì xì người lớn tặng dù lớn hay nhỏ thì đó cũng chính là tình yêu thương của họ dành cho chúng ta, chúng ta phải nuôi dưỡng con cái thành những người ấm áp, chân thành và biết ơn.