TIN TỨC » Kiến thức

Vì sao đệ tử Trư Ngộ Năng được Đường Tăng đặt tên là 'Bát Giới'?

Thứ ba, 11/07/2023 08:33

Trư Bát Giới là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Tuy toàn thân mang đầy khuyết điểm nhưng Trư Bát Giới lại đóng một vai trò quan trọng trong hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng.

Trư Bát Giới là một trong ba vị đồ đệ đã phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây Du Ký. Hắn lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái, chỉ huy hơn tám vạn thủy binh ở Thiên Đình. Trong bữa tiệc lớn hội tụ đủ các chức sắc, Trư Bát Giới say rượu nên tán tỉnh Hằng Nga. Bị Hằng Nga tâu với Ngọc Hoàng nên Thiên Bồng Nguyên Soái bị đày xuống hạ giới trong hình hài con lợn.

Hình ảnh nhân vật Trư Bát Giới trên phim

Bát Giới có một tên gọi khác là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho. Cái tên này có nghĩa là "con heo (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình", ngụ ý việc Bát Giới luôn tự đánh giá bản thân quá cao mà quên mất mình sinh ra trong một hình hài gớm ghiếc.

Còn khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, được sư phụ đặt tên là Bát Giới với ý nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế" để nhắc nhở Bát Giới phải luôn biết tu sửa mình.

Vậy "Bát giới" (8 giới) bao gồm:

1. Không sát sanh

2. Không trộm cắp

3. Không tà dâm

4. Không nói dối

5. Không uống rượu

6. Không ăn mặc diêm dúa

7. Không nằm hay ngồi trên giường cao rộng

8. Không ăn uống sau giờ chánh ngọ

Cái tên Bát Giới cũng là một trong những giáo lý Phật giáo dạy cho đệ tử tu tại gia, tuy nhiên cũng có những tài liệu cho rằng thực tế có tới 10 chứ không phải 8 giới. Ngoài ra, còn có tài liệu nói rằng Đường Tăng đặt tên là Bát Giới do Ngộ Năng đã theo giới hạnh của Quan Thế Âm, kiêng "ngũ huân, tam yến" (ngũ huân gồm: hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm; tam yến gồm: chim nhạn, chó, cá chim), nên Đường Tăng cộng gộp lại, gọi là Bát Giới.

Có thể thấy những cảnh giới xấu xa trong tính cách của con người đều được gửi gắm qua nhân vật Trư Bát Giới. Hắn đã nhiều lần khiến sư phụ và sư huynh khốn khổ gì thói lười biếng, háu ăn và bản tính háo sắc của mình. Nhân vật này luôn ghen tị với Tôn Ngộ Không và lúc nào cũng tìm cách hạ bệ sư huynh.

Từ sự thay đổi lột xác của Trư Bát Giới sau đó, có thể thấy rằng, quá trình bốn sư đồ Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh thực chất là một quá trình tu luyện, không ngừng hoàn thiện và quy chính bản thân. Đây mới là mục đích thực sự của mỗi người khi đến thế gian này.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới