Trong "Tam quốc diễn nghĩa", sau khi Lưu Bị đánh chiếm Tứ Xuyên, Hán Trung rồi lên ngôi vương đã tạo thế chân vạc chia ba thiên hạ. Nhưng vùng đất chiến lược Kinh Châu thì dần dần thất thủ. Quan Vũ lãnh trách nhiệm trấn thủ Kinh Châu vì một phút chủ quan mà để tuột mất cơ đồ và gặp họa sát thân.
Quan Vũ, tự Vân Trường, là vị tướng nổi tiếng thời Tam quốc.
Trước khi mất Kinh Châu, Quan Vân Trường đã lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi dòng Tương Giang làm tràn ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hãm Phàn Thành.
Năm Kỷ Hợi 219, nhân khi Quan Vũ tập trung quân lên mạn bắc để đánh Bắc Ngụy, lơi lỏng việc phòng thủ ở mạn nam, Lã Mông dùng mưu tập kích, chiếm trọn Kinh Châu. Quan Vũ lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”. Ông và con trai là Quan Bình bị bắt. Quan Vũ quyết không đầu hàng, không hoà nghị, cuối cùng cả hai cha con đều bị sát hại. Hành quyết Quan Vũ xong, Tôn Quyền lại sai người mang đầu ông đến cho Tào Tháo. Tào Tháo lại ra lệnh cho quân an táng phần đầu Quan Vũ theo nghi thức an táng chư hầu, đồng thời xây mộ khá lớn. Trong khi đó, phần thi thể còn lại của võ thánh được chôn ở Đương Dương.
Quan Vũ là một trong những khai quốc công thần, giúp Lưu Bị xây dựng nên nhà Thục Hán. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng.
Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ “lăng” một cách kính cẩn như mộ của các đế vương. Vì vậy mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: “Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây“.
Hy sinh trong thời loạn thế, 2 ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ, nhưng đến thời Tùy – Đường, các hoàng đế liền tu sửa lại lăng mộ. Nơi an nghỉ của Quan Vũ dần dần trở nên bề thế. Tới thời nhà Minh, 2 ngôi mộ an táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đã trở thành “Quan lăng” với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ.
Dù là phần mộ nơi nào thì suốt hơn 1.000 năm qua, cả hai nơi này đều rất bình yên, không hề có bất cứ sự xâm phạm nào chứ đừng nói đến chuyện trộm mộ. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, nguyên nhân là bởi hậu thế quá tôn sùng Quan Vũ. Hình ảnh một anh hùng trung nghĩa, thượng võ, anh dũng đã khắc ghi quá đậm nét trong tâm trí người dân. Bởi vậy mà người đời sau chỉ muốn tu sửa phần mộ cho ông, chứ tuyệt nhiên không nghĩ đến việc xâm phạm hay tìm kiếm kho báu nào trong đó. Ngoài ra, người dân sống ở khu vực xung quanh mộ Quan Vũ tự xem mình là người canh gác cho ông. Họ chăm sóc, trông coi nơi đây vô cùng cẩn thận, không cho phép kẻ trộm mộ nào bén mảng đến.
Điều bất ngờ là cách đây ít năm, khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật 2 ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng. Tuy nhiên, việc xác định danh tính của 2 phụ nữ được chôn cùng Quan Vũ không hề dễ dàng bởi trong mộ không có cổ hay hay ghi chép nào giúp xác định tên tuổi của họ.
Hy sinh trong thời loạn thế, thi thể của Quan Vũ được chôn ở hai nơi.
Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến hành đám cưới “phối âm hôn”, chôn 2 người phụ nữ cùng Quan Vũ vì sợ ông bị cô quạnh nơi hoàng tuyền. Câu hỏi đặt ra là vì sao cả Tôn Quyền và Tào Tháo đều bỗng dưng có chung cùng một ý tưởng, đó là ‘phối âm hôn’ cho Quan Vũ sau khi ông chết? Điều ‘tình cờ’ đến mức kỳ lạ này liệu chỉ đơn giản là cho ông bớt cô quạnh nơi hoàng tuyền hay còn uẩn khúc gì nữa?
Một giả thuyết khác cho rằng, người phụ nữ được chôn cùng Quan Vũ trong lăng mộ ở Lạc Dương là Điêu Thuyền. Theo giả thuyết này, vào những năm cuối đời, Điêu Thuyền trở thành một tiểu thiếp của Quan Vũ. Vậy nên, Điêu Thuyền được Tào Tháo an táng cùng Quan Vũ để 2 người tiếp tục mối duyên vợ chồng khi ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học vẫn nỗ lực tìm kiếm bằng chứng để sớm có thể xác thực danh tính 2 phụ nữ được chôn cùng Quan Vũ.