TIN TỨC » Kiến thức

Vì sao thắp hương thường dùng số quả lẻ? Liệu thắp số chẵn có xảy ra vấn đề gì không?

Thứ năm, 24/10/2024 07:51

Một trong những điều được quan tâm là việc chọn số lượng quả dâng lên bàn thờ, và mọi người vẫn thường thắp hương bằng số lượng quả lẻ như 1, 3, 5, 7 hoặc 9. Vì sao lại như vậy? Liệu thắp số chẵn có sao không?

Phong tục thắp hương có nguồn gốc từ rất lâu đời và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Hành động dâng nén hương và các đồ lễ lên ban thờ Thần, Phật, gia tiên là như một chiếc cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, giữa âm và dương, cũng như giữa thế hệ sống và thế hệ đã khuất.

Do đó, vào các ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, ngày giỗ, lễ, hay dịp Tết, người dân Việt Nam thường thức hiện thói quen thắp hương để tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với gia tiên, đồng thời cầu mong bình an cho gia đình. Hành động này không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn đóng góp vào việc bảo tồn giá trị và bản sắc dân tộc.

Khi thắp hương thì trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu hoa và trái cây. Số lượng hoa quả thắp hương bao nhiêu là tốt luôn được các gia chủ quan tâm đặc biệt, và người ta thường chọn sử dụng các số lẻ như 1, 3, 5, 7 hay 9.

Vì sao thắp hương thường dùng số quả lẻ?

Về mặt phong thủy và tâm linh, số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thường được coi là biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển và mang lại may mắn. Người ta tin rằng số lẻ là đại diện cho tính "dương", tức là nguồn năng lượng của sự sống, sinh trưởng, và sự lưu thông của khí. Do đó, khi thắp hương hoặc dâng lễ bằng số lẻ, người ta mong muốn cầu xin cho mọi việc hanh thông, sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận và công việc thuận lợi.

Ngoài ra, số lẻ cũng được xem là chưa hoàn thiện, tượng trưng cho sự liên tục và trường tồn. Trong các nghi lễ thờ cúng, dâng lễ bằng số lẻ mang ý nghĩa rằng con cháu luôn tiếp tục dâng hương, dâng lễ để duy trì lòng thành kính và gắn kết với tổ tiên, thần linh. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với các vị thần bảo hộ gia đình.

Liệu thắp số chẵn có xảy ra vấn đề gì không?

Ngược lại, số chẵn (2, 4, 6, 8) thường được coi là biểu tượng của sự "âm", mang tính kết thúc hoặc tĩnh tại, và không khuyến khích sự phát triển. Do đó, trong thờ cúng, số chẵn thường không được ưa chuộng vì nó gợi nhớ đến sự đầy đủ, kết thúc và không còn sự phát triển nữa. Điều này đi ngược lại mong muốn của con người khi dâng lễ, vì họ luôn cầu mong sự sinh sôi, nảy nở trong cuộc sống, gia đình và công việc.

Một số người còn cho rằng số chẵn thường được dùng trong các lễ tang, lễ cúng giỗ hoặc các nghi lễ liên quan đến người đã khuất. Vì thế, khi thắp hương vào các dịp khác như ngày rằm, mùng 1, lễ Tết, người ta kiêng kỵ dâng lễ với số lượng chẵn.

Lưu ý phải nhớ khi thắp hương

Bàn thờ thắp hương phải lau dọn thật sạch: bàn thờ bụi bặm và bừa bộn là bất kính. Nhớ rằng, khăn lau bàn thờ là khăn riêng, không dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Cần đọc lời cầu khấn: sẽ không có bất kỳ ý nghĩa gì nếu bạn chỉ chưng hoa quả lên bàn thờ rồi cắm nhang, cắm hương để đó. Bạn phải đọc lời cầu khấn để tổ tiên thần linh chứng giám, che chở và phù hộ độ trì cho gia đình bình an, mạnh khỏe và làm ăn phát đạt.

Luôn tập trung vào việc đốt hương và cầu khấn, không được vừa thắp hương vừa làm việc khác. Như vậy là bất kính về bề trên, khó mà sở cầu như nguyện. Khi thắp hương cũng cần phải mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm, không được hở hang. Khoảng cách giữa chỗ đứng và bát hương vừa phải không gần không xa. Lúc lấy hương phải nhẹ nhàng, thận trọng để hương không bị rơi vãi hay đổ xuống đất. Nếu không tiện cắm hương bằng 2 tay thì phải cắm bằng tay phải.

Ngoài lý do hương kém chất lượng cùng nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hương tắt thì theo quan niệm xưa, khi cầu cúng mà hương tắt ở phần trên là “thiên” liên quan đến bàn thờ, nóc nhà,… phần giữa là “nhân” liên quan đến mồ mả, đất đai,.. Đặc biệt, vào đêm giao thừa mà bị tắt thì năm đó có thể làm ăn thất bát. Nếu đang cúng mà hương tắt thì để thế và châm lửa lại, không được nhổ ra cắm lại sẽ trở thành hương thừa, mất thiêng.

(*)Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới