Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên cũng là lúc thay đổi tâm sinh lý, giai đoạn dậy thì. Cha mẹ cần nắm bắt để uốn nắn và điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp.
Vị thành niên là bao nhiêu tuổi?
Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em như sau:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Vị thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
....
Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.
Vị thành niên là từ khoảng 10 - 19 tuổi (Ảnh minh họa)
Năng lực hành vi dân sự của người vị thành niên
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
...
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo đó, đối với người chưa đủ sáu tuổi thì khi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự này phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên
Tuổi dậy thì là tuổi đẹp nhất của đời người, có rất nhiều điều tuyệt vời chào đón vị thành niên trong thời kỳ này. Để tránh những nguy cơ về sức khỏe có thể gặp ở tuổi vị thành niên, cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn trẻ cách chăm sóc sức khỏe bản thân như:
Chế độ ăn ngủ điều độ: ăn đủ bữa, đủ chất; uống đủ nước, tránh nước có ga, nước ngọt đóng chai. Phân bố thời gian ngủ nghỉ phù hợp, không thức khuya. Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ có giấc ngủ sâu, tạo điều kiện để hóc môn tăng trưởng sản sinh trong lúc ngủ.
Thực hiện vệ sinh cơ thể thường xuyên: tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch, ở nơi kín gió, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Thay quần áo ít nhất 2 lần mỗi ngày, trước khi đi học và sau khi về nhà. Chải tóc hàng ngày, gội đầu sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên.
Ngoài ra cần rèn luyện về kỹ năng sống cho trẻ; giúp trẻ phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, để có tình bạn đẹp, tình yêu đẹp và thực sự là những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời.