1. Anh chị em
Vợ qua đời trước thì dù có vất vả, mệt mỏi đến đâu cũng không thể trông cậy vào 3 người này (Ảnh minh họa)
Ban đầu, anh chị em là người thân thiết trong cuộc đời của chúng ta. Nhưng một khi họ kết hôn và có gia đình riêng, thì gia đình mới đó chính là người thân thiết nhất đối với họ. Nên khi về già muốn dựa dẫm vào những người anh chị em này là điều không thể.
Nếu vợ bạn không may qua đời và bạn luôn nghĩ đến việc dựa dẫm vào anh chị em của mình, thì bạn thực sự ngu ngốc. Mối quan hệ người thân này liên quan nhiều đến lợi ích, nếu bạn giàu có, có thể người khác sẽ nịnh nọt và nhã nhặn với bạn. Nhưng nếu bạn chẳng có gì, vợ lại qua đời, thì mọi người thường sẽ tránh xa bạn, anh chị em cũng không ngoại lệ. Người già muốn nương tựa vào anh chị em quả thực là suy nghĩ viển vông.
2. Con cái
(Ảnh minh họa)
Có người luôn cho rằng nuôi con là để về già chúng phụng dưỡng. Nhưng xã hội ngày nay đã khác, nuôi con khôn lớn thật sự không phải là điều dễ dàng đối với cha mẹ. Con cái đương nhiên có trách nhiệm phụng dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng khi về già, luôn nghĩ đến việc dựa dẫm vào con cái, điều này tự nhiên sẽ khiến chúng áp lực và mang lại nhiều phiền toái cho con cái.
Ví dụ như chú Tôn năm nay 68 tuổi, vợ của chú bị bệnh qua đời vào năm ngoái. Con trai chú đã từng chân thành mời chú đến sống cùng nhưng bị chú từ chối. Được một thời gian, chú Tôn sơ ý bị ngã gãy chân, phải sang ở nhờ nhà con trai. Lúc đầu con trai và con dâu rất tốt với chú, sau này khi chú bình phục, họ hy vọng chú Tôn có thể ở lại giúp họ đưa đón con đi học.
Thấy mọi người đều hòa hợp, Chú Tôn không ngần ngại mà đồng ý. Sau một thời gian sống chung, chú Tôn cảm thấy thái độ của con dâu đối với mình không còn thân thiện như trước. Kỳ thực, ở nhà con trai ngoại trừ không thể nấu nướng làm việc nhà, chú cũng giúp họ giảm đi rất nhiều gánh nặng, ít nhất chú Tôn cũng giúp họ chăm cháu, hơn nữa khi về hưu cũng có tiền sinh hoạt hàng tháng.
Vì vậy, sống trong nhà của con trai, chú Tôn cũng đã chu cấp cho nhà con rất nhiều. Thông thường, chú Tôn mua đồ ăn, thức uống, đồ chơi cho bọn trẻ... nhưng sau một thời gian dài, con dâu không thích vì chú không hay tắm và đi vệ sinh cũng không được sạch sẽ. Chán nản, chú Tôn phải rời khỏi nhà con trai về quê sống để không làm con trai xấu hổ và phá vỡ hòa khí gia đình.
3. Vợ tái giá
(Ảnh minh họa)
Sau khi vợ qua đời, người đàn ông sẽ cảm thấy cô đơn lẻ loi. Đối mặt với cuộc sống như vậy, họ liền chọn cách tái hôn. Nhưng thành thật mà nói, hầu hết các cặp vợ chồng tái hôn đến với nhau chỉ vì lợi ích. Hầu hết những người già tái hôn chỉ để sống với nhau chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc trao gửi tình cảm thực sự.
Điều quan trọng là khi người già lựa chọn tái hôn, đó không chỉ là chuyện của hai người, mà còn là chuyện của hai gia đình. Mối quan hệ không dựa trên tình cảm, không có con cái để duy trì thì rất khó để nương tựa nhau đến cuối đời.
Ba kiểu người trên dù thế nào cũng không đáng tin cậy. Vậy nên, con người bất cứ lúc nào cũng nên học cách dựa vào chính mình. Khi về già, đừng lúc nào cũng nghĩ đến chuyện dựa dẫm vào người khác, đặt hy vọng sai chỗ sẽ khiến cuộc sống của bạn ngày càng khó khăn hơn. Do vậy, tự dựa vào chính bản thân mình là lựa chọn tốt nhất.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo!