TIN TỨC » Làm sao

Bé bị kẹt tay vào cửa, cha mẹ nên xử lý như thế nào là đúng nhất

Thứ ba, 23/03/2021 10:46

Bị kẹt ngón tay, chân hay có khi là cả bàn tay, chân, cánh tay vào các vật dụng là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ. Đặc biệt, rất nhiều trường hợp trẻ bị dập, kẹp tay vào cửa, rất nguy hiểm. Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

An ủi trẻ

Chúng ta cần biết rằng nhìn chung, việc kẹt ngón tay hay các vị trí khác phần lớn là chấn thương ngoài da và sẽ không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bé sợ hãi, hay quấy khóc thì rất có thể bé sẽ bị hoảng sợ, thậm chí bé có thể bị co giật, hoảng loạn, nôn trớ.

Vì vậy, để không xảy ra tình trạng trên, chúng ta phải dỗ dành trẻ càng sớm càng tốt. Giống như một đứa trẻ bị ngã, chúng ta phải bình tĩnh xử lý vết thương của trẻ, đặc biệt là một số bậc cha mẹ có hành động lo lắng thái quá với vết thương của trẻ, làm trẻ không sợ hãi trước chấn thương nhưng lại sợ hãi trước phản ứng của cha mẹ. Thậm chí còn sợ hãi, hoảng loạn, khóc không ngừng.

Cha mẹ nên bế trẻ và vỗ nhẹ vào lưng trẻ có tác dụng làm dịu vết thương, đồng thời, mẹ cũng có thể dành thời gian này để quan sát kỹ vết thương. Lúc này, cần an ủi trẻ và xử lý vết thương cho trẻ hơn là trách trẻ và hỏi tại sao trẻ lại nghịch ngợm như vậy.

Dùng khăn chườm và khử trùng

Sau khi bị kẹt tay vào cửa, vùng da này trẻ thường sẽ chuyển sang màu xanh tím, thậm chí một số tình huống trẻ sẽ phát sốt. Cha mẹ cần dùng khăn ướt thấm nước và chườm lên vùng bị thương của trẻ kịp thời để giúp trẻ bớt đau và dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý chườm lạnh bằng khăn, nhất định không được chườm trực tiếp đá viên lên vết thương của trẻ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ bởi khả năng chịu nhiệt độ thấp của trẻ nhỏ rất kém, dễ bị tê cóng. Nếu ở nhà có cồn, muối i-ốt thì nên sát trùng cho trẻ kịp thời để tránh vết thương bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

Cố định vết thương

Nếu vết thương quá nghiêm trọng, tức là bị biến dạng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì cha mẹ nên cố định vết thương kịp thời sau khi sát trùng cho trẻ.

Điều này nhằm tránh các chấn thương thứ cấp trong quá trình vận động. Khi cha mẹ nhận thấy ngón tay của con mình bị vẹo, tuyệt đối không tự ý bẻ lại ngón tay của trẻ, hãy giữ nguyên trạng thái ban đầu và cố định chúng.

Đồng thời, nếu xảy ra trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị kịp thời, không thể tự xử lý tại nhà. Nếu vết thương chảy máu hoặc vết thương quá lớn và sưng tấy, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra. Tránh tình trạng viêm nhiễm, dẫn tới tiên lượng không tốt.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới