Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số cách đơn giản giúp bạn giữ các loại rau tươi lâu hơn, giúp giảm thiểu lãng phí thực phẩm và tiết kiệm tiền.
1. Hành tây
Tốt nhất là giữ nguyên củ hành tây ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối và thông gió tốt như tủ đựng thức ăn, hầm rượu hoặc tủ bếp kín. Hành tây có thể được lưu trữ trong 2 đến 3 tháng trong những điều kiện này. Bạn đừng bao giờ bảo quản toàn bộ hành tây trong tủ lạnh và trong túi nhựa vì ánh sáng của các bóng đèn, độ ẩm và việc kín gió của tủ lạnh có thể làm hỏng hành tây.
Xin lưu ý rằng bạn có thể giữ hành tây đã bóc vỏ, thái lát hoặc thái hạt lựu trong tủ lạnh. Hành tây bóc vỏ có thời hạn sử dụng lên đến 14 ngày trong tủ lạnh và hành tây thái hạt lựu chỉ có thời hạn sử dụng từ 7-10 ngày trong tủ lạnh.
2. Tỏi
Tỏi nguyên củ (giống như hành tây), tốt hơn là không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tỏi sẽ bắt đầu mọc mầm ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Tỏi mọc mầm sẽ có vị đắng.
Cách bảo quản tỏi tốt nhất là để ở nơi tối, khô ráo, thoáng mát. Sử dụng các vật liệu thoáng khí như giấy hoặc lưới nếu bạn cần đóng gói. Tỏi đã bóc vỏ có thể được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh tối đa trong 2 tuần và bạn đừng quên đặt nó trong hộp kín hoặc túi có khóa kéo trước.
3. Bông cải xanh (súp lơ)
Đầu tiên, cắt bỏ một ít cuống của bông cải xanh, sau đó cho cuống bông cải xanh vào lọ (ly) có nước và bảo quản trong tủ lạnh. Bằng cách này, bông cải xanh có thể để được vài tuần. Bông cải xanh đông lạnh có thể bảo quản được ít nhất 8 tháng. Để làm điều này, bạn cần chần bông cải xanh trong nước sôi, cho bông cải xanh đã nguội vào túi cấp đông và cho vào ngăn đá.
4. Dưa chuột
Dưa chuột thường có hạn sử dụng từ 5-7 ngày ở nhiệt độ thường. Cách tốt nhất để giữ dưa chuột giòn và tươi là bọc chúng trong khăn giấy, cho vào túi có khóa kéo kín khí, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Dưa chuột có thể để được hơn 2 tuần nếu áp dụng phương pháp này.
Khi lưu trữ, bạn tránh để dưa chuột với các loại trái cây và rau quả khác, chẳng hạn như chuối và cà chua. Chúng tạo ra khí ethylene có thể làm cho dưa chuột nhanh hỏng. Nếu bạn muốn giữ nửa quả dưa chuột tươi, hãy luôn bọc phần đầu đã cắt bằng màng bọc thực phẩm. Bạn đừng cấp đông dưa chuột để sử dụng vì nó sẽ làm cho dưa mềm sau khi rã đông.
5. Cà chua
Thời hạn sử dụng của cà chua sống thường lên đến 22 ngày ở nhiệt độ phòng. Bạn không nên bảo quản cà chua tươi trong tủ lạnh vì thịt của chúng có thể bị nhũn và nát, ngoại trừ trường hợp bảo quản ngắn hạn (dưới 3 ngày) đối với quả chín hoàn toàn.
Để kéo dài thời hạn sử dụng, hãy úp ngược cà chua (úp ngược cuống) lên khăn giấy trong hộp mở. Cà chua có thể được cấp đông cả quả hoặc thái lát, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bạn cũng có thể đông lạnh khi đã nấu chín dưới dạng nước trái cây hoặc nước sốt.
6. Bắp cải
Bảo quản bắp cải ở nơi lạnh giúp giữ cho bắp cải luôn tươi và giữ lại vitamin C. Bạn cho bắp cải vào túi ni lông trước khi cất vào tủ lạnh. Sau khi cắt đầu, bạn nên bọc chặt bằng nhựa và cho vào tủ lạnh và cố gắng sử dụng trong vài ngày tới.
7. Khoai tây
Khoai tây không thích hợp bảo quản nới có ánh sáng, nhiệt độ cao và sương giá. Nơi bảo quản khoai tây sống tốt nhất là ở nơi tối, mát, thông gió tốt sẽ giữ được trong nhiều tháng mà không hư hỏng. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản là 45°F-55°F (7°C-13°C). Bạn đừng bao giờ bảo quản khoai tây sống trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Nó có thể gây ra hiện tượng “ngọt do lạnh”, đây là một tác dụng phụ và nó có thể tích tụ chất acrylamide có khả năng gây ung thư ở người và tốt hơn hết là không nên rửa củ khoai tây trước khi bảo quản.
8. Cà tím
Cà tím là loại thực phẩm nhanh hỏng, vì vậy đừng cắt chúng cho đến khi bạn định sử dụng chúng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản là 50°F-54°F (10°C-12°C) và để cà tím ở nơi tối, mát mẻ để giữ được lâu hơn. Bạn hãy bọc từng quả trong khăn giấy hoặc cho vào túi giấy để hở miệng trên. Cà tím rất nhạy cảm với khí ethylene, vì vậy bạn hãy để tránh xa các loại trái cây như táo, chuối và cà chua.
9. Củ cải
Trước khi cất giữ, hãy cắt bỏ phần ngọn và rễ của củ cải. Sau đó bạn lấy một chiếc khăn giấy ẩm và trải nó ra một chiếc túi nhựa. Sau đó trải một lớp củ cải và phủ chúng bằng một chiếc khăn giấy ẩm khác. Có thể có một vài lớp như vậy. Sau đó, loại bỏ không khí ra khỏi túi càng nhiều càng tốt. Niêm phong túi và đặt nó trong tủ lạnh. Bằng cách này, bạn có thể giữ củ cải tươi trong vài tuần.
10. Ớt chuông
Ớt chuông cần được bảo quản trong túi nhựa trong tủ lạnh. Nếu bạn muốn bảo quản ớt chuông trong ngăn đá, trước tiên hãy bỏ cuống và cắt bỏ phần đầu của ớt. Bạn có thể cắt ớt chuông thành dải hoặc khối vuông hoặc đông lạnh toàn bộ ớt. Bạn xếp ớt thành một lớp trên khay nướng và đặt chúng vào ngăn đá để đông cứng trong một giờ. Sau đó lấy chúng ra khỏi khay nướng và cho vào túi cấp đông. Giải phóng không khí ra khỏi túi càng nhiều càng tốt. Sau đó, đưa chúng trở lại tủ đông. Ớt đông lạnh có thể để được ít nhất 6 tháng.
11. Bí xanh (Bí ngòi)
Để giữ cho bí xanh tươi và để được lâu hơn, hãy cho chúng vào túi nhựa trong ngăn đựng rau của tủ lạnh. Không rửa Bí xanh trước khi lưu trữ. Bí ngòi có thời gian bảo quản ngắn nên chỉ sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Bạn có thể đông lạnh bí ngòi, nhưng nó có thể làm cho bí hơi mềm.
Để bảo quản bí xanh trong ngăn đá, trước tiên, bạn rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cắt lát, sau đó chần bí xanh. Bước này sẽ giúp giữ lại kết cấu và màu sắc của bí. Sau khi bí nguội, bạn cho vào túi nhựa có khóa zip và cấp đông. Bạn cũng có thể xếp bí xanh đã chần lên khay nướng có lót giấy da và cho vào ngăn đá. Khi rau đông cứng, cho vào túi nhựa và chuyển vào kho bảo quản ngăn đông. Phương pháp này sẽ giữ cho các miếng bi xanh dễ chia ra để sử dụng.
12. Bí ngô
Toàn bộ bí ngô phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát trong 1-3 tháng. Tốt hơn là không để trái cây trên sàn xi măng hoặc thảm vì chúng có xu hướng bị thối rữa, nên đặt nó trên một tấm bảng hoặc một miếng bìa cứng. Nếu bạn định giữ bí ngô đã cắt trong tủ lạnh, bạn hãy loại bỏ hạt và bọc quả bằng nhựa. Bí tươi để được 5-7 ngày trong tủ lạnh.
Đông lạnh là lựa chọn tốt nhất nếu bạn chưa sử dụng. Bạn cắt bí ngô thành khối và chần chúng, sau khi để nguội, cho vào khay nướng và đặt khay vào tủ đông đóng băng trong 3 giờ. Sau đó, lấy khay ra khỏi tủ đông và cho vào túi cấp đông đặt trở lại trong tủ đông. Phương pháp này giúp bí tươi được từ 6-12 tháng.
13. Củ cải đường
Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần lá xanh chỉ để lại khoảng từ 3 cm đến 5 cm thân ở đầu củ. Sau đó cho củ cải vào túi nhựa và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 41°F (5°C). Bạn có thể giữ chúng theo cách này trong 7 đến 10 ngày. Nếu bạn định bảo quản củ cải đông lạnh, trước tiên hãy cho củ cải trong nước sôi cho đến khi mềm. Khi nguồi, bạn hãy gọt vỏ củ cải và cắt chúng thành lát hoặc khối. Sau đó bạn cho chúng vào túi nhựa, chừa 1 khoảng trống từ 1 đến 2 cm và đông lạnh.
14. Cà rốt
Đừng rửa cà rốt cho đến khi bạn đã sẵn sàng để nấu chúng. Cà rốt chưa rửa sẽ để được lâu hơn. Bạn chỉ cần cắt phần xanh của cà rốt, chừa lại khoảng 2,5 cm phần cuống và để cà rốt ở nơi tối và mát, chẳng hạn như hầm chứa củ. Đóng gói chúng trong hộp kín bằng lá cây, mùn cưa, mùn hoặc cát ẩm. Nếu không có hầm để nguyên củ, bạn có thể bảo quản cà rốt trong túi ni lông có đục lỗ để trong tủ lạnh. Lượng cà rốt dư thừa cũng có thể được đông lạnh, nhưng khi sử dụng cà rốt sẽ trở nên mềm và nhũn sau khi rã đông. Vì vậy, nếu bạn muốn trộn cà rốt vào súp hoặc món hầm, thì đó là cách nên làm.