TIN TỨC » Làm sao

Cách hãm trà xanh không bị đỏ? Những ai không nên uống trà xanh?

Thứ năm, 12/12/2024 09:54

Uống trà muốn ngon, nước xanh không biết những mẹo này quá phí. Chỉ cần nắm một số điểm là bạn có thể tự tin pha trà mời khách trong dịp Tết này rồi.

Mẹo hãm trà xanh không bị đỏ

Màu xanh của nước trà tươi không chỉ thể hiện sự tươi mới mà còn đảm bảo hương vị thơm ngon của trà. Dưới đây là những bí quyết để nước trà tươi luôn có màu xanh đẹp mắt, hương vị thanh mát.

Chọn lá trà tươi

Nên chọn lá trà tươi mới hái, không quá già để nước trà có màu xanh mát và giữ hương vị tự nhiên.

Sử dụng nước nóng vừa phải

Tránh dùng nước quá nóng. Đun sôi rồi để nguội khoảng 80-85°C trước khi pha trà để giữ màu xanh.

Không ủ trà quá lâu

Khi pha trà đừng ủ quá lâu nước sẽ bị đỏ.

Ủ khoảng 3-5 phút là đủ, kéo dài thời gian sẽ làm trà đổi màu.

Dùng nước lọc tinh khiết

Nước tinh khiết giúp giữ màu xanh tự nhiên của trà.

Thêm chút muối

Một ít muối sẽ giúp ổn định màu sắc và hương trà.

Cho một lát chanh

Thêm lát chanh sau khi nấu giúp chống oxy hóa và giữ màu xanh.

Tránh ánh sáng trực tiếp

Để trà ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh để giữ màu.

Thêm thảo mộc

Có thể thêm bạc hà, lá sen để tăng hương vị và giữ màu xanh tự nhiên.

Những người nên tránh uống trà xanh

Người bị loét dạ dày

Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn.

Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Người bị xơ vữa động mạch

Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

Người thiếu máu

Những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống

Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.

Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

Người đang sốt cao

Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới