TIN TỨC » Làm sao

Chén đũa bẩn nên rửa bằng nước lạnh hay nước nóng mới tốt? Chỉ dẫn đúng giúp bát đũa sạch bóng như dùng máy

Chủ nhật, 04/06/2023 12:09

Việc rửa chén đĩa mỗi ngày là điều vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình. Nhưng có bao giờ bạn băn khoăn giữa việc rửa chén bằng nước lạnh hay nước nóng sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất?

Theo chuyên gia khi nhiệt độ nước thấp hơn 30 độ C thì việc dùng nước lạnh để rửa chén sẽ khiến chén đĩa dễ bị ám một lớp nhờn trên bề mặt gây khó chịu và mất vệ sinh.

Do đó, việc sử dụng nước nóng để rửa bát đĩa là một lựa chọn vô cùng hợp lý, vừa mang lại hiệu quả cao lại có thể giúp bảo vệ làn da tay an toàn hơn.

Nên rửa chén đũa bằng nước nóng sẽ tốt hơn nước lạnh?

Rửa bát đũa bằng nước nóng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho gia đình:

Giúp làm sạch nhanh các vết bẩn, dầu mỡ. Điều này cũng làm giảm tối đa thời gian vào việc chà kỹ bát đũa và cũng giúp tiết kiệm dung dịch nước rửa bát tối ưu.

Những vi khuẩn có trong bát đĩa thường sẽ bị tiêu diệt ngay điều này sẽ giúp khử trùng sạch sẽ nhất cho bát đũa của gia đình bạn.

Nhiệt độ nước dưới 30 độ sẽ để lại một lớp nhờn khó chịu trên các đồ vật khi chúng được sử dụng vào bữa ăn sau. Vì thế rửa bát bằng nước nóng sẽ cắt giảm dầu mỡ còn lưu lại trên bát đũa được tối ưu hơn so với nước lạnh.

Các hộp thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi,... bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén, không chỉ đánh bay dầu mỡ mà còn loại bỏ mùi thức ăn bám trên các đồ vật.

Với những loại chén, bát bằng nhựa bạn nên ngâm qua nước nóng, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Việc này không chỉ làm sạch nhanh bát chén, mà còn giúp nhanh khô, không bị ẩm mốc, không ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng những lần tiếp theo.

Các vật dụng bằng tre như đũa, thớt,... bạn hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng, vừa giúp khử trùng, vừa tối ưu thời gian chà rửa. Khi các vật dụng có dấu hiệu nấm, mốc, hãy dùng nước nóng vào ngâm khoảng 2,3 lần các vết mốc sẽ không còn.

Tuy nhiên, cũng cần tránh những sai lầm khi rửa bát:

Đừng cọ xát cả đống đũa vào nhau vì sẽ vô tình tạo những vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.

Không làm khô bát đũa trước khi cất cũng là sai lầm khá phổ biến có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ.

Ngâm bát đũa qua đêm hay để tích lại nhiều mới rửa khiến thức ăn thừa bám lâu trên bề mặt bát đũa tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh nổi nảy nở ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới