TIN TỨC » Làm sao

Có một cuộc cãi vã với lãnh đạo, và lãnh đạo muốn dừng công việc của bạn, nói rằng bạn không cần thiết nữa, phải làm thế nào?

Thứ ba, 26/04/2022 06:26

Anh Liu trong một lần làm dự án đã có một cuộc cãi vã to tiếng với trưởng bộ phận, khiến lãnh đạo muốn anh Liu ngay lập tức thôi việc. Vậy trong tình huống này, anh Liu đã giải quyết như thế nào?

Sau cuộc cãi vã, anh Liu cũng biết chuyện cãi nhau với lãnh đạo này là sai, rất nhiều đồng nghiệp cũng khuyên cậu ấy không nên xảy ra xung đột với lãnh đạo, sẽ không tốt cho bạn, chỉ có hại mà thôi.

Sau khi nghe mọi người nói xong, anh Liu hy vọng có thể giải quyết mâu thuẫn với thủ lĩnh, nhưng anh không biết phải làm thế nào. Đồng nghiệp cho anh một ý tưởng, hy vọng anh sẽ tìm được một người trung gian, một người quen thuộc với lãnh đạo và có thể nói chuyện, để người trung gian có thể điều phối những xung đột giữa họ. Đây là một giải pháp tương đối tốt.

Vì vậy anh đã tìm lãnh đạo cũ của mình, bây giờ đã là phó Chủ tịch công ty để chia sẻ câu chuyện, đồng thời cũng nhờ phó chủ tịch đến nói chuyện với trưởng bộ phận giúp.

Anh Liu sau đó cũng chủ động đến phòng lãnh đạo nhận lỗi với lãnh đạo, nói rằng vì suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã để xảy ra cuộc cãi vã không đáng có. Các yêu cầu của lãnh đạo giao có thể được thực hiện, anh ấy chắc chắn sẽ làm được và rút ngắn thời gian nhất có thể. Sau cuộc trao đổi này, hai bên đã bỏ qua những hiểu lầm, anh Liu cũng rút ngắn chu kỳ phát triển của dự án một cách thích hợp và đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo. Sau khi những hiểu lầm được giải quyết, anh Liu và lãnh đạo cũng nối lại quan hệ đồng nghiệp bình thường.

Tấm gương của anh Liu chỉ là một trường hợp ở nơi làm việc, mọi chuyện cãi vã với lãnh đạo ở nơi làm việc đều là điều cấm kỵ.

Trước hết, cách tiếp cận anh Liu là đúng, nếu bạn vẫn muốn ở lại công ty, hãy nghĩ rằng trong bộ phận vẫn còn cơ hội phát triển, cuộc cãi vả chỉ là sự chưa hiểu nhau, quan điểm khác nhau về vấn đề giải quyết công việc. Nếu bạn cãi nhau với lãnh đạo mà không kiềm chế được cảm xúc của mình, bạn phải tìm cách hòa giải với lãnh đạo và loại bỏ xung đột.

Sau khi loại bỏ mâu thuẫn, sau này bạn có thể làm việc dưới quyền của lãnh đạo một cách bình thường. Tất nhiên sau đó, bạn sẽ phải làm việc vô cùng chăm chỉ để chứng minh năng lực, quan điểm của mình, đồng thời để lãnh đạo thấy rằng không thể sa thải bạn một cách dễ dàng.

Hòa giải với người lãnh đạo và loại bỏ xung đột là một việc rất cần kỹ thuật, bạn cần phân tích xem mình là người như thế nào và cần áp dụng phương pháp nào để đạt được sự hòa giải êm đẹp với người lãnh đạo.

Nếu lãnh đạo của bạn là một người hào hiệp, không quan tâm nhiều, bạn nên chủ động hạ thấp “cái tôi” của mình, nói chuyện với lãnh đạo, nhận lỗi của mình, giải thích hiểu lầm khi cãi vã, thể hiện rằng bạn không phải là không tôn trọng lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo không nghĩ xấu về bạn, bạn có thể được tiếp tục làm việc, trừ khi ban lãnh đạo đang tìm kiếm cơ hội để đuổi bạn đi, đó là một câu chuyện khác.

Thứ hai, nếu lãnh đạo có nhiều thành kiến với bạn, đánh giá thấp bạn, dù bạn áp dụng biện pháp nào thì cũng sẽ khó giải thích, giải quyết vấn đề, lãnh đạo sẽ không tha thứ cho bạn, và bạn chỉ có thể lựa chọn rời đi.

Nếu có cơ hội việc làm ở các bộ phận khác của công ty, bạn có thể rời bộ phận hiện tại và làm việc ở bộ phận mới. Nếu không có bộ phận nào khác trong công ty cho bạn cơ hội việc làm, thì bạn phải rời công ty và tìm một công việc khác.

Đây là thực tế, và đây là hậu quả và cái giá phải trả của việc cãi vã với lãnh đạo. nơi làm việc.

Vậy làm thế nào để để ngăn chặn những vấn đề như vậy ở nơi công sở?

Về tư duy, chúng ta phải nhận thức đầy đủ rằng một người lãnh đạo là người đứng đầu, quyết định công việc của bạn, sự phát triển của bạn, lương thưởng trong công ty. Đừng dễ làm mất lòng lãnh đạo, nhất là trong việc giao tiếp.

Khi giao tiếp với lãnh đạo, hãy kiềm chế cảm xúc Khi lãnh đạo nói lời thô bạo với bạn và gây tổn hại tâm lý cho bạn, bạn cũng nên kiềm chế cảm xúc của mình, coi giao tiếp như một công việc và giữ thái độ tốt khi giao tiếp với lãnh đạo. Không tranh cãi với lãnh đạo và lắng nghe theo những gì nhà lãnh đạo nói.

Ở nơi làm việc phải tận dụng mọi cơ hội để trao đổi với lãnh đạo, trước khi trao đổi phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu, thông báo cho lãnh đạo những công việc mà người lãnh đạo cần nắm rõ, đơn giản phải có công việc thực tế, phân tích và làm việc độc lập. Tư duy phải rõ ràng, biện pháp phải hiệu quả, và mọi giao tiếp với lãnh đạo là cơ hội để phát triển nghề nghiệp chứ không phải là gánh nặng.

Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới