Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo tạo thành "tam giáo" đã định hình văn hóa Trung Quốc. Không có ranh giới rõ ràng giữa các hệ thống tôn giáo đan xen này. Tuy nhiên, Phật giáo và Đạo giáo là hai tôn giáo lâu đời và thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Mặc dù, có niềm tin và giáo lý khác nhau nhưng chúng đã được truyền lại hàng nghìn năm qua.
Trong tiểu thuyết hay các bộ phim truyền hình, hình ảnh của các đạo sĩ Đạo giáo thường gầy gò còn các nhà sư lại hơi mập mạp. Vậy, lý do cho sự khác nhau này là gì?
Mặc dù cả Đạo giáo và Phật giáo đều là tôn giáo lớn ở Trung Quốc, nhưng nói một cách chính xác, Đạo giáo là tôn giáo được sinh ra và nhân giống ở Trung Quốc, trong khi Phật giáo du nhập từ Ấn Độ.
Thời Ngụy - Tấn - Nam - Bắc triều, Đạo giáo phát triển cực thịnh. Lúc bấy giờ xã hội loạn lạc, triều đại thay đổi chóng mặt, dù là hoàng tộc hay bình dân, dường như đều tin vào thuyết Đạo gia với mong muốn trở thành bất tử.
Việc phổ biến Phật giáo ở Trung Quốc bắt đầu vào thời nhà Đường. Câu chuyện nổi tiếng nhất phải kể đến Huyền Trang, một nhà sư lỗi lạc vào thời Đường Thái Tông, người đã sang Tây Trúc thỉnh kinh và truyền dạy các giáo lý nhà Phật cho người dân Trung Quốc.
Tinh thần bác ái, nhân từ, hy sinh cái tôi vốn được đề cao trong giáo lý nhà Phật, rất phù hợp với nhu cầu của giai cấp thống trị, và quan niệm rằng những việc làm tốt ở đời sẽ được đền đáp xứng đáng ở kiếp sau cũng đã trở thành niềm tin của đại chúng.
Người nghèo sống khó khăn nên họ đặt niềm hy vọng vào thế giới bên kia, người giàu hy vọng người thân của họ được sống trong bình an nên rất ủng hộ. Theo lẽ đó, Phật giáo vì thế có quan hệ mật thiết với giai cấp thống trị, cũng chính vì lẽ đó mà ngày càng hưng thịnh.
Tại sao trong sử sách, đạo sĩ gầy và nhà sư béo?
Trên thực tế, hầu hết hình ảnh của các đạo sĩ và nhà sư được nhìn thấy trong chân dung các nhân vật trong phim truyền hình hoặc các tài liệu lịch sử. Hầu hết các đạo sĩ đều gầy gò, râu trắng bay phấp phới, giống như thần tiên bất tử. Còn hình tượng của tu sĩ thì có phần xuống dốc hơn nhiều, khi họ xuất hiện, hầu hết đều trông khá béo.
Nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi, tại sao lại có sự khác xa về hình ảnh của những người thuộc hai tôn giáo này? Và điều quan trọng nhất là các đạo sĩ và tu sĩ Phật giáo cùng ăn chay, không ăn thịt nhưng lại có sự khác biệt quá lớn về hình dạng như vậy?
Một số chuyên gia đã phân tích rằng nguyên nhân chính là do phương pháp tu tập của hai đạo khác nhau
Các tu sĩ mặc dù chỉ ăn cơm chay nhưng họ cả ngày ngồi tụng kinh niệm Phật, thiếu vận động nên việc bị thừa cân cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, hình ảnh của sự phương phi, mập mạp trông sẽ phúc hậu, gần gũi với mọi người hơn.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác, đó là do phong tục của các triều đại. “Tiểu sử các cao tăng đời Tống” từng ghi rằng Phật giáo phát triển chưa từng có vào thời nhà Đường và nhà Tống, và như chúng ta đã biết, nhà Đường coi béo là sắc đẹp, vì thế, các vị cao tăng thời này hầu như đều khá phương phi. Cũng vì vậy, trong các bức tượng Phật và tranh tường được lưu truyền từ xưa đến nay, hình tượng các vị sư hầu như đều mập mạp.
Chúng ta hãy nhìn lại con người trong Đạo giáo. Đạo giáo chủ trương sự mềm dẻo và uyển chuyển, việc tu hành của họ chú trọng nhiều hơn đến việc luyện tập thân thể để phù hợp với cuộc sống lang thang tứ phương, chuyển động không ngừng. Nhờ phương pháp luyện tập như vậy mà theo thời gian, thân thể đạo sĩ tự nhiên cũng gầy đi.
Tất nhiên, đây chỉ là những phân tích của giới chuyên môn, chưa thể khái quát, có thể còn những nguyên nhân khác mà chúng ta chưa tìm ra. Và chẳng ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có đạo sĩ béo và tu sĩ gầy trong xã hội thời xưa cả.