TIN TỨC » Làm sao

Cúng mụ thắp bao nhiêu nén hương?

Thứ tư, 09/10/2024 05:46

Việc cúng mụ (cúng đầy tháng) cho bé được xem như một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay. Lễ cúng này nhằm chào mừng bé chào đời và cầu mong cho bé được bình an, khỏe mạnh.

Theo quan niệm nhân gian, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do có sự đỡ đầu của 12 bà Mụ, mỗi một bà Mụ sẽ có trách một nhiệm vụ:

• Trần Tứ Nương phụ trách sinh đẻ;

• Vạn Tứ Nương phụ trách thai nghén;

• Lâm Cửu Nương phụ trách thụ thai;

• Lưu Thất Nương phụ trách nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé;

• Lâm Nhất Nương phụ trách chăm sóc bào thai;

• Lý Đại Nương phụ trách chuyển dạ;

• Hứa Đại Nương phụ trách khai hoa nở nhụy;

• Cao Tứ Nương phụ trách ở cữ;

• Tăng Ngũ Nương phụ trách chăm sóc trẻ sơ sinh;

• Mã Ngũ Nương phụ trách ẵm bồng con trẻ;

• Trúc Ngũ Nương phụ trách giữ trẻ;

• Nguyễn Tam Nương phụ trách chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ;

Cúng đầy tháng (hay còn gọi là cúng mụ) là nghi thức truyền thống từ bao đời nay của người dân Việt Nam. Nghi thức này được thực hiện khi bé tròn 1 tháng tuổi, với mục đích tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.

Đây cũng là lễ để trình báo với mọi người, gia tộc, tổ tiên rằng một thành viên mới gia nhập gia đình, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Tương tự như nhiều nghi lễ cúng khác theo truyền thống Việt Nam, ngày cúng cho bé trong tháng đầu tiên sẽ tuân theo lịch Âm. Ở một số vùng còn có quan niệm xác định ngày đầy tháng dựa vào giới tính của bé theo quy tắc "nam trồi 2, nữ sụt 1".

Ví dụ, nếu bé gái được sinh vào ngày 15 tháng 5 Âm lịch thì ngày đầy tháng của bé sẽ rơi vào ngày 14 tháng 6 âm lịch. Còn trong trường hợp của bé trai sinh vào ngày 15 tháng 5 thì ngày đầy tháng lúc này sẽ là ngày 17 tháng 6.

Cúng đầy tháng cho bé cần chuẩn bị gì?

Chuẩn bị lễ vật

Vì là lễ vật dâng cúng 12 Bà Mụ nên ba mẹ cần chuẩn bị 12 món đồ cúng giống nhau, thêm 1 phần tương tự nhưng lớn hơn các phần còn lại, để dành cho Bà Chúa.

Cha mẹ có thể chuẩn bị cả món mặn và món ngọt trong trong lễ đầy tháng của bé như sau:

Món mặn bao gồm:

12 chén cơm nhỏ và 1 bát cơm lớn.

12 quả trứng vịt.

12 đĩa bánh hỏi.

12 chén xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn.

1 con gà luộc chéo cánh.

1 miếng thịt quay.

Món ngọt bao gồm:

12 bát chè nhỏ và 1 tô lớn.

12 đĩa bánh, kẹo.

12 ly rượu và 1 bình lớn.

1 mâm ngũ quả.

Hương, hoa.

Trà, rượu.

Mâm cúng Đức Ông

Đối với mâm cúng dành cho Đức Ông, bạn cần chuẩn bị các vật lễ thiết yếu sau đây: 1 con gà luộc cánh chéo, tô cháo lớn, chè lớn, 3 đĩa xôi lớn, trầu cau, 1 miếng thịt quay, 1 đĩa ngũ quả, rượu và đồ mã.

Cúng mụ thắp bao nhiêu nén hương? Hướng dẫn cúng mụ chi tiết

Nghi thức cúng mụ

Theo thường lệ, đại diện gia đình là ông nội hoặc cha của bé sẽ đứng lên thắp hương cho tổ tiên và trình bày lý do tại sao làm lễ cúng này.

Sau đó, cha hoặc mẹ của bé sẽ thắp 3 nén hương lên bàn thờ gia tiên rồi bế trẻ ra trước mâm và khấn lễ như bài cúng đã chuẩn bị trước. Trong buổi lễ đầy tháng cho bé, mọi người sẽ bày tỏ sự chân thành, lòng kính trọng với gia tiên và cầu bình an may mắn đến với bé.

Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa là nghi thức mà ba hoặc mẹ sẽ bế em bé đặt ở giữa bàn. Tiếp theo vị chủ tế rót trà, thắp hương và xin khai hoa (hay còn gọi là bắt miếng), sau đó người hành hương sẽ bế em bé trên tay đồng thời cầm hoa vẫy qua vẫy lại giữa miệng bé và đọc những câu chúc phúc.

Nghi thức đặt tên

Đây là một nghi thức truyền thống của cha ông ta truyền lại. Sau khi làm lễ khai hoa cho bé, ba hoặc mẹ sẽ lấy hai đồng bạc cổ bỏ vào đĩa sâu lòng. Đây còn được gọi là hình thức xin keo.

Nếu như một đồng úp và một đồng ngửa thì cái tên đó của bé đã được thần linh chấp thuận. Ngược lại, nếu như đồng xu cùng ngửa hoặc cùng úp thì phải gieo lại đồng xu. Gieo quá 3 lần vẫn vậy thì ba mẹ sẽ phải đặt lại tên khác cho bé.

Những lưu ý khi cúng mụ

Có một số lưu ý cha mẹ cần nhớ khi cúng đầy tháng cho bé như:

• Sau khi làm lễ, gia chủ rót trà, khấn vái cảm tạ tổ tiên, đốt tiền vàng, rồi vẩy rượu, rắc muối và rải gạo quanh nhà.

Kết thúc lễ cúng Bà Mụ, cả gia đình nội ngoại, bạn bè cùng trao quà mừng đầy tháng cho bé như một lời cầu bình an, lời chúc an lành tới bé.

Ngoài ra, các mẹ nên bế bé qua nồi nước sôi rồi đi vòng quanh nhà, nếu bé trai thì 7 lần còn bé gái 9 lần. Đây được xem như là phép tẩy uế sau tháng đầu tiên ở cữ. Lần đầu tiên đi chợ sau sinh, mẹ có thể mua ít muối và gạo, đồng thời cố tình làm rơi mấy đồng bạc lẻ với ngụ ý cầu mong cho cuộc sống của bé ấm no, hạnh phúc.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới