Tuy nhiên cũng có trường hợp khi trồng thường gặp hiện tượng không ra rễ hoặc mọc lá khi trồng thủy canh.
Khi chúng ta trồng thủy canh phát lộc tại nhà thì đa phần chỉ cắm vào bình đơn giản là cho vào bình một ít nước sạch hoặc nước tinh khiết, không bổ sung được chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng trong nước rất hạn chế và không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển bình thường sẽ khiến cây phát triển yếu và khó ra rễ.
Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên
Thực tế, cây thủy canh cũng cần được bón phân thường xuyên để bổ sung chất dinh dưỡng, nếu lâu ngày không được bổ sung chất dinh dưỡng cây sẽ không có chất dinh dưỡng dẫn đến sinh trưởng chậm và ngày càng xấu đi, lá bị vàng và dụng.
Tất nhiên, cây phát lộc thủy canh hay các loại hoa khác không thể cho trực tiếp phân hóa học hay các loại phân hữu cơ tự lên men vào nước mà tốt nhất bạn nên chuẩn bị một lọ dung dịch dinh dưỡng trồng hoa thủy canh tại nhà. Sau mỗi lần thay nước, thêm vài giọt dung dịch dinh dưỡng này vào nước để làm tăng chất dinh dưỡng trong nước đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Mực nước không được quá cao
Khi trồng thủy canh cây phát lộc, bạn không nên cho nước vào bình quá sâu, nếu để mực nước quá sâu thì toàn bộ thân cây của nó sẽ bị ngập trong nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp bình thường, làm cây không thể phát triển ra rễ và lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng vàng lá.
Khi dùng bình để trồng thủy canh cây phát lộc, bạn nên để nước trong bình không cần quá nhiều hay quá sâu, chỉ cần có một lượng nước nhỏ dưới đáy là cây có thể hút được nước. Nói chung, bạn nên cho lượng nước vừa đủ từ 3 đến 5 cm. Khi mực nước rút xuống thì có thể thêm, không nên cho quá nhiều một lúc để tránh bị vàng lá.
Tránh ánh nắng mạnh
Cây phát lộc là loại cây ưa bóng mát và rất ngại tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Nếu để ngoài nắng trong quá trình dưỡng cây dễ bị cháy nắng gây cháy xém lá hoặc vàng nhiều.
Để trồng cây phát lộc bằng phương pháp thủy canh, tốt nhất nên đặt trong nhà như phòng khách, phòng làm việc,… để cây không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Khi môi trường khô ráo thì nên phun một ít sương nước lên cành, lá tạo độ ẩm cho không khí xung quanh, thỉnh thoảng cho cây nhận một ít ánh sáng tán xạ yếu sẽ làm cho lá xanh và bóng hơn.
Môi trường thông thoáng
Những cây phát lộc để trong nhà lâu ngày cũng nên tăng cường thông thoáng môi trường. Nếu môi trường không thông thoáng, không khí lưu thông kém thì cây cũng dễ bị nhiễm bệnh và côn trùng gây hại. Loại côn trùng phổ biến nhất là Ve nhện đỏ, chúng sẽ xuất hiện nhiều trên bề mặt phía trên của lá, những con nhện đỏ nhỏ và mạng tơ có thể làm cho lá bị vàng hoặc thậm chí là héo theo thời gian.
Khi trồng cây phát lộc trong nhà, bạn phải luôn mở cửa sổ để thông gió, giữ môi trường thông thoáng. Khi phòng khô ráo thì dùng bình tưới phun sương lên cành, lá để tạo môi trường sinh trưởng tốt cho cây mọc cành và lá.