TIN TỨC » Làm sao

Đừng bao giờ bảo quản cà phê trong tủ lạnh! Đây mới là bí quyết giữ hương vị chuẩn nhất

Thứ bảy, 04/01/2025 15:30

Bạn có biết bảo quản cà phê trong tủ lạnh hoặc tủ đông có thể làm mất đi hương vị nguyên bản. Hơi ẩm và mùi thực phẩm xung quanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê. Học ngay cách lưu trữ đúng cách để mỗi tách cà phê của bạn luôn thơm ngon như mới.

Lý do không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh bởi đây là một loại hạt xốp, có thể dễ dàng hấp thụ mùi hôi và độ ẩm từ môi trường.

Nếu bạn bảo quản cà phê trong tủ lạnh hoặc tủ đông, cà phê có thể hấp thụ mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh, làm thay đổi hương vị của cà phê. Độ ẩm trong tủ lạnh và tủ đông cũng có thể khiến cà phê bị vón cục. Và nó cũng khiến cho việc xay cà phê trở nên khó khăn hơn.

Không nên cho cà phê bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Cách bảo quản hạt cà phê

Tốt nhất nên bảo quản trong hộp kín và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh bảo quản cà phê dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao. Và cà phê nên được sử dụng trong vòng 2-4 tuần sau khi mở túi để có được hương vị thơm ngon nhất.

Các chuyên gia khuyên bạn nên mua hạt cà phê rang và tự xay trước khi pha để có được ly cà phê có hương thơm và vị ngon nhất.

Ngoài ra, hạt cà phê không nên đông lạnh. Điều này có thể khiến cà phê hấp thụ quá nhiều độ ẩm. Cách tốt nhất để làm điều này là mua cà phê thường xuyên thay vì mua với số lượng lớn để có được cà phê thơm ngon nhất.

Nếu bạn muốn cà phê chất lượng tốt nhất nên mua hạt cà phê rang và tự xay trước khi pha. Cà phê tươi có hương vị và mùi thơm ngon hơn cà phê được bảo quản lâu ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn không yêu cầu quá cao có thể mua cà phê xay sẵn. Nhưng bạn nên mua cà phê từ một thương hiệu đáng tin cậy. Và cà phê nên được sử dụng trong vòng 1-2 tuần sau khi mở túi để có được hương vị thơm ngon nhất.

Những lưu ý cần biết khi uống cà phê để có lợi nhất cho sức khỏe:

Không uống cà phê sau 2 giờ chiều

Caffeine là chất kích thích, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và giúp tỉnh táo hơn. Nhưng nếu uống cà phê vào cuối ngày thì có thể gây khó ngủ, ngủ kém kèm thêm nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tránh uống cà phê sau 2 giờ chiều đến 3 giờ chiều sẽ giúp cải thiện giấc ngủ. Có thể thay thế cà phê bằng trà với hàm lượng caffeine thấp hơn.

Không uống cà phê với nhiều đường

Một số người thích uống cà phê nhưng lại không thể chấp nhận vị đắng và chát của cà phê mới xay và quen với việc thêm đường để tạo hương vị. Cà phê đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng khi thêm nhiều đường sẽ làm giảm các lợi ích vốn có của cà phê, thậm chí là gây hại cho sức khỏe như béo phì hoặc thừa cân theo thời gian.

Không những thế, uống đồ ngọt còn có thể gây sâu răng, xỉn màu răng. Do đó, không nên thêm đường khi uống cà phê mới xay, hãy thưởng thức hương thơm của cà phê nguyên chất, hoặc thêm một ít lượng sữa thích hợp để tăng mùi thơm.

Tránh uống quá nhiều

Uống một lượng cà phê vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng lạm dụng cà phê sẽ gây ra các tác dụng phụ.

Thêm một ít quế vào cà phê

Quế là một loại thảo mộc thơm ngon, khi kết hợp với cà phê sẽ tạo ra một hương vị đặc biệt, tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy quế có thể hạ đường huyết, cholesterol và chất béo trung tính ở bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ vậy, hương vị của cà phê sẽ tăng lên nhiều khi bỏ thêm quế vào. Tuy nhiên tránh bỏ quá nhiều quế vào cà phê.

Tránh thêm kem nhân tạo

Khi thêm kem nhân tạo vào cà phê sẽ làm giảm đi các lợi ích vốn có của chúng. Thay vì thêm kem nhân tạo, có thể thay thế bằng sữa bò có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng. Ví dụ, sữa là một nguồn canxi tuyệt vời, làm giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Ngoài ra, sữa bò có chứa một số vitamin K, giúp cải thiện sức khỏe của xương.

Không uống vào buổi sáng khi bụng đói

Tuyệt đối không nên uống khi bụng đói. Quá nhiều caffeine trong cà phê có thể kích thích tiết axit dịch vị và làm tăng nồng độ axit dịch vị. Hơn nữa, uống quá nhiều cà phê espresso khi bụng đói có thể làm tăng nhịp tim, dẫn đến tức ngực và đánh trống ngực, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu hao năng lượng và dễ gây hạ đường huyết.

Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới