Trong các nhóm gia vị của người Việt, gừng, hành, tỏi không thể thiếu. Nhưng khi thời tiết ẩm thì những loại củ này thường bị mọc mầm.
Để tránh bạn cần:
- Vùi gừng vào trong cát, đây là một cách giữ cho củ gừng không bị khô héo lên mốc mọc mầm.
- Hành tỏi nên cho vào túi lưới hoặc túi giấy thoáng treo cao tránh ẩm ướt, tránh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu làm theo những cách trên mà gừng, hành, tỏi vẫn mọc mầm thì đây là lời khuyên cho bạn nên dùng hay bỏ đi:
Gừng mọc mầm
Gừng khi mọc mầm đã biến đổi các thành phần dinh dưỡng không còn như gừng chưa mọc mầm. Đặc biệt khi gừng mọc mầm không phải do vùi vào trong đất trồng mà lại mọc mầm do để lâu bị phơi ẩm không khí thì chúng thường có dấu hiệu nấm mốc, nẫu. Mặc dù vẫn thơm và cay nhưng nấm mốc, đốm đen đốm trắng trên củ gừng mọc mầm vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể có hại cho gan vì chúng có thể sinh ra lưu huỳnh. Hơn nữa gừng khi mọc mầm bị móp nên không còn nhiều tác dụng như gừng tươi nữa.
Gừng khi đã mọc mầm không nên dùng nữa.
Bởi vậy khi thấy gừng để lâu ngày bị mọc mầm, đặc biệt có thêm dấu hiệu nấm đen mốc trắng thì bỏ đi ngay, kể cả một đầu của củ gừng vẫn tươi cũng không nên gọt bỏ phần mốc và ăn phần tươi vì nấm mốc có thể đã bám cả vào phần còn tươi nguyên.
Hành tỏi mọc mầm
Hành tỏi mọc mầm không sản sinh ra độc tố nhưng vì dinh dưỡng mang đi nuôi mầm nên củ bị móp mà mầm non thì chưa đủ thơm như củ bình thường. Do đó nếu dùng hành tỏi mọc mầm thì không bị độc nhưng không thơm và đảm bảo chất lượng món ăn như dùng củ hành tỏi chưa mọc mầm.
Một số nghiên cứu còn cho thấy quá trình mọc mầm còn thúc đẩy tăng một số dinh dưỡng, chất chống oxy hóa ở hành tỏi.
Do đó nếu hành tỏi mọc mầm mà không có biểu hiện khác như thối nẫu củ, có dấu hiệu mọc mốc ở xung quanh củ thì có thể dùng được. Còn trong trường hợp gừng mọc mốc thì thôi không nên ăn nữa vì lúc đó độc tố không nảy sinh trong củ hành tỏi mà từ đám mốc bám vào.