TIN TỨC » Làm sao

Mẹo uống rượu, bia không say ngày Tết, vô cùng hiệu quả mà rất dễ thực hiện

Thứ năm, 25/01/2024 09:08

Trong các bữa tiệc ngày Tết khó tránh khỏi việc sử dụng rượu bia, chính vì thế hãy tham khảo mẹo nhỏ uống rượu bia không say vô cùng hiệu quả mà rất dễ thực hiện bên dưới nhé.

Tại sao uống rượu, bia lại say?

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng say rượu bia là thành phần ethanol. Tùy vào lượng ethanol cơ thể sẽ có các mức độ say khác nhau. Khi uống nhiều bia rượu sẽ giải phóng Dopamine làm cơ thể thấy lâng lâng.

Khi ethanol đi vào thần kinh trung ương sẽ giải phóng ra dopamine ( là chất giúp não bộ kiểm soát chuyển động và phối hợp vận động) ở vỏ não gây cảm giác dễ chịu, lâng lâng.

Khi dopamine liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh, ức chế Glutamate (là chất dẫn truyền có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh) làm chậm quá trình phản ứng và thiếu tập trung.

Ngoài ra, ethanol còn liên kết với GABA - axit gamma aminobutyric (chất giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của não bộ) gây ra hiện tượng say bí xị, bất tỉnh nhân sự.

Sau khi đi ngang qua trung ương thần kinh, ethanol quay về gan. Tại đây, thông qua quá trình oxy hóa thì ethanol phân giải thành axit axetic, năng lượng và CO2.

Khi uống càng nhiều bia, rượu thì lượng CO2 trong gan và máu tăng cao, khiến cho chức năng gan suy yếu, máu đem lượng khí CO2 đi khắp cơ thể gây ảnh hưởng thần kinh, các cơ quan khác, vì vậy những ai say mèm thường nhức đầu, khó thở, mất tập trung khi tỉnh lại.

Cách uống rượu, bia không say

Trước khi bống rượu, bia

Một trong những cách uống rượu bia không say là tuyệt đối không được để bụng đói mà nên ăn một ít thức ăn lót dạ. Bởi khi bụng đói, ethanol trong rượu sẽ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường, nguy hiểm hơn nó sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, loét dạ dày.

Do đó, trước khi uống rượu bia bạn cần ăn những thực phẩm dưới đây:

Ăn cơm

Trước khi uống đồ uống có chứa cồn thì bạn nên ăn một bát cơm lót dạ để ngăn cản sự tiếp xúc của chất cồn với niêm mạc dạ dày và ruột. Nhờ đó, khi uống rượu sẽ lâu say hơn.

Uống sữa tươi

Uống sữa tươi trước khi uống những loại đồ uống có cồn sẽ làm chậm quá trình hấp thu cồn của cơ thể. Trong sữa tươi có chứa chất béo, tạo thành một lớp bảo vệ dạ dày, giúp hạn chế sự chuyển hóa acetaldehyde - một chất độc có trong thành phần của cồn, là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say. Sữa tươi cũng hạn chế sự hấp thu rượu vào trong máu, bảo vệ và giảm độ kích thích của rượu với dạ dày.

Ăn sữa chua

Việc ăn sữa chua trước khi uống rượu bia cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng say xỉn. Bởi trong sữa chua có lượng keo thực vật lớn nên sữa chua giữ được trong dạ dày lâu hơn, giúp bảo vệ dạ dày và giảm nồng độ cồn hiệu quả.

Ăn thực phẩm giàu chất béo

Ăn thực phẩm giàu chất béo như phô mai hay bơ trước khi uống rượu bia có tác dụng chống say rất tốt. Bạn có thể mang phô mai theo bên người khi đến một cuộc nhậu vì chúng rất gọn nhẹ, tiện lợi để mang theo.

Chất béo trong phô mai là chất béo tự nhiên, cùng với axit béo, omega-3 khi vào cơ thể sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại.

Ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai, giống một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn nạp vào cơ thể, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.

Ăn bánh mì

Ăn một vài lát bánh mì trước khi uống các thứ có chất cồn cũng là một trong những cách uống rượu bia không say mà bạn có thể áp dụng. Bánh mì có chứa một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Bên cạnh đó, vitamin B1 trong bánh mì còn giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.

Khi uống rượu, bia

Uống từ tốn, chậm rãi

Việc uống từ từ, chậm rãi giúp gan bạn có thể thích nghi việc có cồn trong cơ thể có tranh thủ thời gian chuyển hóa cồn, điều này giảm đi mức nghiêm trọng trong khi uống bia rượu.

Ăn đồ nhắm và bổ sung nước lọc

Đây là cách khá hữu hiệu, việc vừa ăn, vừa uống nước lọc trong khi nhậu sẽ giúp bạn trung hòa nồng độ cồn khá tốt, hạn chế nhiều ảnh hưởng xấu đối với cơ thể.

Tránh uống bia, rượu với nước có gas

Hàm lượng khí gas trong nước ngọt hay nước tăng lực sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa ethanol khi bạn nhậu nhẹt, điều này rất nguy hiểm vì sẽ gây gấp đôi ảnh hưởng với dạ dày và cơ quan khác.

Tránh hút thuốc

Trong khi nhậu, bạn tuyệt đối không hút thuốc, vì điều này cũng gây ảnh hưởng tới gan, thận và phổi, làm ảnh hưởng với mọi người xung quanh.

Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine

Những ly cocktail hỗn hợp cũng là tác nhân làm bạn bị say mèm nếu dùng chung với rượu, bia. Nó làm bạn mất nước nhiều hơn và cảm giác mệt mỏi nặng hơn.

Mẹo giúp bạn tránh mệt mỏi sau khi uống say

Sau khi uống say, cơ thể choáng váng, mệt mỏi, bạn hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để giảm tình trạng này.

Ngủ

Khi say rượu cơ thể cần thời gian để hồi phục, vì vậy ngủ là cách tốt nhất. Trước khi đi ngủ bạn nhớ đắp chăn ấm để đề phòng cảm lạnh và chườm khăn mát lên trán nếu thấy nhức đầu nhé.

Uống nhiều nước

Bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, nước dừa,... mỗi khi tỉnh giấc, vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính làm bạn say rượu.

Sau khi thức giấc bạn hãy bổ sung năng lượng bằng thức ăn lỏng để để cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Bổ sung muối khoáng và vitamin cho cơ thể

Nếu bạn bị nôn ói sau khi say rượu có nghĩa là cơ thể vừa bị mất nước, vừa mất đi một lượng muối khoáng và vitamin. Hãy bổ sung muối khoáng và vitamin sẽ tránh tình trạng mất sức, mệt lả.

Bạn cũng có thể ăn các trái cây giàu kali và vitamin C như cam, dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, quả bơ, mơ, bưởi,... để bổ sung lượng kali bị mất đi đồng thời hồi phục cơ thể nhanh hơn.

Ăn trứng

Chất cysteine có trong trứng giúp phá vỡ lượng chất cồn còn lại trong cơ thể, vì vậy hãy ăn món trứng sau khi tỉnh khỏi cơn say rượu nhé.

Hoàng Khuông (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới