TIN TỨC » Làm sao

Nồi cơm điện có 1 cơ quan nhỏ cần vệ sinh thường xuyên, làm đúng cách tiết kiệm phân nửa tiền điện

Chủ nhật, 19/05/2024 11:25

Nồi cơm điện là thiết bị gia dụng quen thuộc đối với các gia đình. Sử dụng nồi cơm điện không đúng cách vừa khiến nồi nhanh hỏng vừa tiêu tốn nhiều điện năng.

Có nhiều nguyên nhân khiến nồi cơm điện của bạn ngốn điện hơn bình thường.

Việc cắm nồi cơm điện quá sớm trước bữa ăn hoặc để nồi cơm ở chế độ hâm nóng trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng lãng phí điện. Nhiều người cho rằng chế độ hâm nóng sẽ tiêu thụ ít điện hơn so với khi nấu. Tuy nhiên, trên thực tế, điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện ở trạng thái giữ ấm vẫn tương đối cao.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nồi cơm điện ngốn nhiều điện năng hơn bình thường

Một nguyên nhân khác gây ra lãng phí điện năng khi dùng nồi cơm điện là sử dụng nồi có dung tích không phù hợp với nhu cầu của gia đình. Việc lựa chọn nồi có dung tích lớn hơn nhu cầu sử dụng thật sự sẽ làm tăng lượng điện tiêu thụ một cách không cần thiết. Do đó, bạn nên chọn dung tích nồi phù hợp với sức ăn của gia đình, không nên mua nồi quá lớn để tránh lãng phí.

Không thường xuyên vệ sinh nồi cũng khiến nồi tiêu hao nhiều điện năng và nhanh hỏng. Cặn bã, hơi nước tích tụ lâu ngày sẽ làm nhiệt truyền từ mâm nhiệt đến lòng nồi kém đi, thời gian để cơm chín sẽ lâu hơn, lượng điện tiêu thụ cũng sẽ nhiều hơn. Vì vậy, việc vệ sinh nồi cơm điện định kỳ là điều vô cùng quan trọng.

Trong nồi cơm điện, phần tiếp xúc giữa đáy nồi và ruột nồi cần được vệ sinh thường xuyên. Nếu phần này không được vệ sinh, các cặn bận sẽ đọng lại và làm cản tở quá trình truyền nhiệt, khiến việc nấu cơm không đạt hiệu quả như ban đầu, cần nhiều thời gian hơn để nấu chín cơm. Bạn cần phải đảm bảo nhiệt được tỏa đều khắp nồi, giúp cơm nhanh chín và tiết kiệm điện.

Phần mâm nhiệt tiếp xúc với ruột nồi cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động tốt

Vệ sinh phần nâm nhiệt của nồi không khó. Bạn có thể chờ nồi cơm điện nguội hẳn rồi bắt đầu làm sạch. Đổ giấm trắng lên miếng bọt biển rửa bát và lau đi lau lại nhiều lần trong lòng nồi. Sau khi đã lau một lượt, hãy để nguyên như vậy khoảng 10-15 phút để giấm có thể làm mềm các vết bẩn cứng đầu. Tiếp tục lấy khăn ẩm để lau toàn bộ lòng nồi một lần nữa, giúp lấy bỏ hết các cặn bẩn bên trong. Nếu nồi còn bẩn, bạn có thể lặp lại quy trình lau chùi này khoảng 2-3 lần.

Sau khi đã lau sạch phần lòng nồi, hãy lấy khăn khô lau lại một lần để đảm bảo nồi sạch hoàn toàn.

Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới