TIN TỨC » Làm sao

Tại sao bẻ khớp lại phát ra tiếng 'lục khục'? Bẻ khớp không hề có hại và thậm chí có thể phục vụ một mục đích hữu ích

Chủ nhật, 13/02/2022 17:21

Bẻ khớp ngón tay là thói quen của rất nhiều người khi cảm thấy các khớp co cứng, tê mỏi. Khi bẻ khớp như vậy sẽ phát ra tiếng kêu bởi vì hầu hết khớp xương đều bao gồm các túi nhỏ hoặc khoảng trống chứa chất hoạt dịch khớp.

Tại sao chúng ta hay có thói quen tự bẻ khớp ngón tay?

Điều quan trọng cần chú ý là chúng ta chỉ nói về hành vi bẻ khớp mà chúng ta tự làm với bản thân mình, một dạng "self-manipulatuon" hay "tự sướng". Nếu bạn tới một phòng khám vật lý trị liệu để bác sĩ hay một chuyên gia nắn khớp bẻ xương cho bạn, mặc dù nó cũng phát ra những tiếng lục khục nhưng tác động của việc trị liệu sẽ rất khác so với hành vi tự bẻ khớp ở nhà.

Mặc dù nó có thể khiến bạn bè và gia đình khó chịu, nhưng việc tự vận động các khớp của chúng ta có lẽ không hữu ích và cũng không có hại cho cá nhân.

Thường thì mọi người nói rằng việc bẻ khớp khiến họ cảm thấy thư giãn hơn, giải tỏa sự căng cứng ở các khớp và cuối cùng là cảm thấy thỏa mãn. Tuy nhiên, khi bạn đã bẻ khớp thành công, bạn phải đợi 20 phút trước khi bẻ lại khớp đó lần thứ hai.

Không chỉ con người, các loài động vật như chó, mèo, voi, cừu và nhện cũng thường thực hiện một hành vi tương tự như bẻ khớp sau thời gian dài ở trong tư thế không hoạt động.

Bẻ khớp nhiều có gây hại gì không?

Giữa các ngón tay có tồn tại một chất lỏng hoạt dịch khớp, là loại giống như một chất bôi trơn. Nó trông giống như lòng đỏ trứng. Khi bẻ ngón tay, thể khí trong chất lỏng hoạt dịch sẽ được phát phóng. Các bong bóng được tổ thành từ thể khí này sẽ bị nổ “bùm”. Nếu lặp đi lặp lại bẻ một khớp, cần phải mất tới 20 phút khiến cho thể khí quay lại chất lỏng hoạt dịch, sau đó bẻ ngón tay mới có thể nghe thấy âm thanh.

Một loạt các nghiên cứu được thực hiện những năm gần đây cho thấy việc bẻ khớp ngón tay không làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp. Donald Unger, một bác sĩ người Mỹ thậm chí đã kiên trì làm thí nghiệm trên bản thân mình suốt 60 năm. Ông bẻ khớp tay trái của mình mỗi ngày và để nguyên bàn tay phải không bao giờ bẻ nó trong suốt 6 thập kỷ. Vì điều này, ông đã nhận được Giải thưởng IgNoble trong Y học năm 2009, một giải thưởng cho những thành tựu bất thường trong nghiên cứu.

Trong một nghiên cứu khác, những người không bẻ khớp lại có tỷ lệ viêm khớp cao hơn những người có thói quen này. Trước đó một nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân trong nhà dưỡng lão cũng không tìm thấy mối liên quan giữa bẻ khớp và bệnh viêm khớp. Có một vài báo cáo về chấn thương do bẻ khớp, nhưng những trường hợp này có lẽ quá nhẹ và không thường xuyên nên không được quan tâm nhiều. nên các nhà khoa học không tính đến chúng.

Nói tóm lại, hành vi bẻ khớp gần như là an toàn và không để lại tác dụng phụ nào quá đáng kể.

Tại sao các khớp của chúng ta lại phát triển để phát ra được tiếng kêu?

Jerome Fryer, một nhà nghiên cứu người Canada, đã nêu ra một ý tưởng thú vị cho rằng cấu tạo chất hoạt dịch là một sản phẩm của tiến hóa. Để chứng minh, Fryer đã tạo ra các khớp xương mô phỏng lại khớp của con người và các loài động vật. Ông nhận thấy nếu khớp chỉ chứa nước thay cho chất hoạt dịch, khoảng trống giữa chúng sẽ rất dễ bị mở rộng, thậm chí tách rời.

Các bong bóng khi đó sẽ dễ hình thành hơn rất nhiều, nhưng không có tiếng lục khục nào phát ra cả. Nhưng khi nước trong chất hoạt dịch được xử lý để trở nên đậm đặc hơn, nghĩa là hòa tan ít không khí và chỉ chứa các bong bóng cực nhỏ, một cú bẻ sau đó đã phát ra tiếng lục khục khi bong bóng hình thành.

Như vậy, chất hoạt dịch đã phát triển để trở nên cô đặc, giúp giữ cho các khớp xương liên kết với nhau tốt hơn. Chúng ta sẽ cần phải tác động một lực mạnh hơn nếu muốn chúng giãn ra và các lực mạnh này mới tạo ra tiếng lục khục. Chất hoạt dịch đặc không chỉ hỗ trợ sự ổn định của khớp, mà nó còn cung cấp cho khớp sự bảo vệ khỏi các chấn thương.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới