Không có cái gọi là bình đẳng nam nữ trong xã hội phong kiến, và địa vị của người phụ nữ luôn thấp như vậy. Vẫn còn nhiều quy tắc tàn nhẫn đối với phụ nữ đã từng được áp dụng phổ biến ở thời phong kiến. Tuy nhiên, đối với tất cả mọi người thời đó, việc xảy ra những việc này là điều hiển nhiên, không có cách nào để kiểm soát và không có cách nào để thay đổi.
Vì thời xa xưa, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần có chiến tranh, nam giới đều phải xông pha ra chiến trường, cho nên phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc con cái, làm việc hậu cần. Trong thời kỳ nông nghiệp còn mới phát triển, nam giới cũng là lực lượng lao động chính, chính vì vậy mà địa vị của phụ nữ ngày càng giảm xuống.
Chế độ đa thê, thiếp là việc không quá lạ trong thời phong kiến. Một người địa chủ có thể lấy nhiều người về làm vợ, thậm chí còn có rất nhiều người giúp việc trong nhà, đặc biệt còn có cả “gái điếm”.
Các cô “gái điếm” có địa vị thấp hơn những người vợ. Những cô gái này ngoài việc phải “hầu hạ” ông chủ, thì còn phải đứng ra làm “công cụ” để ông chủ lấy lòng các vị khách quý. Khi có những vị khách quý ghé thăm, những người “gái điếm” thường sẽ phải “hầu hạ”, trình diễn những tiết mục đặc sắc để làm hài lòng ông chủ và các vị khách quý.
Việc phân biệt nam nữ thời xưa rất hà khắc, là vợ lẽ trong gia đình sẽ không bao giờ được ra mặt tiếp khách. Những người “gái điếm” thì khác, không những phải chiều lòng các vị khách quý đến thăm nhà, mà thậm chí còn bị ông chủ gửi đi khắp nơi một cách tùy tiện như một món quà. Trong lịch sử có rất nhiều sử sách ghi lại nói về điều này, cụ thể về những cô “gái điếm” ở trong nhà những ông chủ giàu có.
Thậm chí, những địa chủ còn lấy số lượng “gái điếm” có trong nhà để đặt làm tiêu chuẩn so sanh sự giàu có, địa vị của chủ nhà.
Dần dần với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ, mọi người đều lên án việc làm này và dần dần nó cũng bị xóa bỏ. Qua đây chúng ta có thể thấy, phụ nữ thời xưa có cuộc sống, địa vị thấp hèn như thế nào.