Tại sao những người ở độ tuổi 70 thường chết sau vài năm khi bước qua ngưỡng này? Câu trả lời của các chuyên gia rất đau lòng, chủ yếu ở ba khía cạnh.
Thay đổi tư duy
Khi một người đến tuổi bảy mươi, tâm lý của anh ta sẽ trải qua một sự thay đổi lớn. Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã không còn, mọi thứ trở nên bình lặng, đây là bước ngoặt lớn nhất của một đời người. Lúc này, tâm trí chán nản, mệt mỏi ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe, khiến họ cảm thấy mình “già và vô dụng”.
Cô đơn
Theo thời gian, có rất nhiều sự thay đổi, “khoảng cách thế hệ” sẽ ngày càng rộng hơn, đa số người già sau 70 tuổi sẽ cảm thấy rằng họ đã bị “thời đại” bỏ rơi.
Loại cô đơn này là không thể tránh khỏi, nó khiến đẩy nhanh quá trình lõa hóa, tăng khả năng mắc các bệnh khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mối quan hệ gia đình
Sau khi các chuyên gia nghiên cứu cẩn thận, họ phát hiện ra rằng cái chết đột ngột của những người ở độ tuổi 70 có liên quan nhiều đến điều kiện gia đình của họ. Trên thực tế, những người trước 60 tuổi đều là trụ cột của gia đình. Những từ 70 tuổi trở lên, họ thường cảm thấy mình bị bỏ rơi và quên lãng, họ luôn có tâm lý không muốn trở thành gánh nặng cho người khác.
Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... Nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường. Đặc biệt, những người lớn tuổi thường ốm đau, con cháu thường xuyên chăm sóc khiến họ gặp áp lực, cảm thấy lo lắng khi làm phiền con cháu.
Trầm cảm
Trầm cảm ở người già thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe, cảm giác buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn, khó ngủ và đi đến suy kiệt.
Ngoài ra, những người trên 70 tuổi còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ hoặc chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình.
Về mặt y khoa, trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người bệnh trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan, ảm đạm.
Những người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm thường có tư duy chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, có ý nghĩ và hành vi tiêu cực.
Warning: mysqli_connect(): (HY000/2002): Connection refused in /home/dev/conglyxahoi.net.vn/backend/lib/datab