Mỗi người đều có quyền lựa chọn khi đối mặt với cuộc sống, nhưng sau khi vào phòng chăm sóc đặc biệt, có một số việc sẽ trở nên không thể kiểm soát được. Theo số liệu khảo sát, người già có sức khỏe yếu, “nằm liệt giường” ở các nước châu Á chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, ở các nước Âu Mỹ lại có rất ít người già “nằm liệt giường” quanh năm? Tại sao lại như vậy?
Khái niệm điều trị khác nhau
(Ảnh minh họa)
Chịu ảnh hưởng của tư duy truyền thống, hầu hết người dân các nước châu Á đều đặc biệt chú trọng đến chữ hiếu, nhất là khi người già đau yếu, dù kinh tế và cuộc sống bản thân có khó khăn như thế nào thì cũng phải đối xử hiếu thảo với cha mẹ. Mặc dù một số bệnh nguy hiểm, tiền bạc bỏ ra khá lớn khi điều trị nhưng nhìn chung con cháu vẫn sẵn sàng làm điều đó.
Ở các nước Âu Mỹ, người dân cởi mở hơn và có quan điểm khác nhau về mối quan hệ gia đình, họ cho rằng khi một người già đến một độ tuổi nhất định thì việc chọn “cái chết êm ái” là một lựa chọn hoàn hảo.
Trình độ y tế khác nhau
(Ảnh minh họa)
Ngày nay, trình độ y tế của nước châu Á đã được cải tiến rất nhiều, nhưng một số bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh, vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần phải nằm liệt giường trong thời gian dài.
Ở một số nước Âu Mỹ, nguồn lực y tế tốt, đối với một số bệnh mãn tính thì họ dám thử nghiệm một số loại thuốc và phương pháp điều trị mới. Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể xuất viện và sức khỏe dần ổn định.
Tuổi thọ trung bình đã tăng lên
Trước đây, điều kiện kinh tế còn tương đối lạc hậu, nguồn vật chất khan hiếm nên tuổi thọ trung bình tương đối ngắn. Nhưng hiện nay với mức sống được cải thiện và công nghệ y tế tiến bộ, tuổi thọ trung bình của các nước châu Á đã tăng lên đáng kể, nên vấn đề lão hóa càng trầm trọng hơn, những người cao tuổi không còn khả năng vận động, tự chăm sóc bản thân ngày càng tăng.
Phục hồi sức khỏe trên giường là điều xa xỉ đối với các nước Âu Mỹ
(Ảnh minh họa)
Do chính sách của mỗi nước khác nhau nên điều kiện sống khi bước vào tuổi già cũng khác nhau. Đối với các nước Châu Á, người già thường có lương hưu và tiền tiết kiệm, nhìn chung sau khi về già họ có thể thoải mái điều trị bệnh cũng như có cuốc sống hạnh phúc hơn.
Các nước châu Âu, châu Mỹ có nền kinh tế phát triển nhưng về già, người cao tuổi không có nhiều tiền tiết kiệm, phải dựa vào trợ cấp xã hội để trang trải cuộc sống. Vì vậy việc người cao tuổi nằm trên giường để phục hồi sức khỏe là một điều xa xỉ, đặc biệt là vì nhiều gia đình không đủ khả năng chi trả cho việc điều trị.