TIN TỨC » Làm sao

Tết Trung thu 2021 vào ngày nào? Cách bày mâm cỗ Trung thu đầy đủ nhất

Chủ nhật, 19/09/2021 12:48

Trong ngày Tết Trung thu, các gia đình thường bày mâm cỗ thật đẹp để dâng cúng tổ tiên, sau đó cả nhà cùng phá cỗ trông trăng, tận hưởng tiết trời mát mẻ của mùa thu.

Tết Trung thu 2021 vào ngày nào?

Tết Trung thu 2021 được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Năm 2021, Tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Ba ngày 21/9 dương lịch.

Ngày Tết Trung thu là cơ hội để ông bà, bố mẹ được quây quần bên con cháu, là cơ hội để trẻ em được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Cách bày mâm cỗ Trung thu đầy đủ nhất

Mâm cỗ cúng Tết Trung thu được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Trung Thu không quá chú trọng vào mâm cúng mặn như các dịp lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Mâm cỗ Trung Thu thường bao gồm các thành phần chính như sau:

Thứ 1: Hương (nhang đèn), đèn cầy, gạo, muối, lư hương.

Đây là những vật dụng truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, nhờ mùi hương mà chúng ta bồi hồi nhớ lại nhiều kỉ niệm cùng với việc châm đèn, hóa vàng làm cho mâm cỗ gia tiên trở nên sáng hơn, thể hiện sự thành kính, tôn trọng.

Thứ 2: Mâm cúng món mặn hoặc món chay (tùy sở thích có hoặc không đều được)

Bao gồm các món như: gà luộc, xôi, cháo, chè,...

Thứ 3: Mâm bánh

Là các loại bánh trung thu bao gồm các loại bánh nướng và bánh dẻo.

Thứ 4: Mâm ngũ quả trái cây

Bao gồm: 1 nải chuối vàng, 1 quả hồng (tượng trưng cho hy vọng), 1 quả mãng cầu (hay quả na, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở), 1 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt lành), 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn).

Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ.

Thứ 5: Các loại hoa tươi

Bao gồm các loại hoa sinh sôi và phát triển mạnh, nhất là đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, hoa hải đường, hoa păng-xê,…

Thứ 6: Các loại trà

Có thể sử dụng các loại như trà hoa sen, trà hoa nhài,… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.

Thứ 7: Lồng đèn Trung Thu

Như lồng đèn cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, niềm hy vọng), đèn kéo quân (thể hiện đạo làm người, kiểm soát tốt 6 cá tính của con người – thương, ghét, giận, vui, buồn, hờn), đèn ông sao (thể hiện sự khởi đầu mới, sự tham vọng với mục tiêu trong cuộc sống),…

Thứ 8: Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu là loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ. Hai loại bánh phổ biến hiện nay là bánh nướng và bánh dẻo, được tạo hình tròn hoặc hình vuông, ngoài ra còn có một số bánh được tạo hình cá chép, cá heo,... theo sở thích và ý nghĩa của mỗi người.

Họa tiết trên bề mặt bánh cũng mang nhiều ý nghĩa riêng, nhất là họa tiết bằng chữ mang nghĩa hạnh phúc, ấm no, nhưng phổ biến vẫn là họa tiết bằng hoa lá.

Cách cúng Tết Trung thu

Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng Trung thu ngoài trời và có nhiều nơi, gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu. Sau khi chuẩn bị lễ cúng xong đặt mâm cúng trên bàn hoặc trên chiếu ở ngoài trời, nếu có mâm cúng gia tiên Tết Trung thu càng tốt và thành tâm khấn lễ.

Cách cúng Tết Trung thu Rằm tháng 8 sẽ cần lên hương thắp ở ban thờ, hoặc nếu cúng ngoài trời thì phải chuẩn bị các vật cắm hương. Bài khấn cúng lễ rằm Trung thu không quá cầu kỳ, phức tạp bởi đây là lễ đoạn viên, tạ ơn nên thường chuẩn bị mâm cỗ hoa quả, bánh kẹo cúng ngoài trời, ngoài ra gia chủ có gì thì cúng thêm thứ đó không bắt buộc.

Nếu làm mâm cỗ với lễ mặn thì ưu tiên thịt gà và lợn, tránh sử dụng thịt chó, mèo... Tết Trung thu hay ngày Rằm tháng 8 năm nay đang đến gần bởi vậy để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy hãy đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị ngày lễ từ mâm lễ cúng tới kế hoạch vui chơi, thăm hỏi, đoàn tụ người thân.

Hoàng Khuông (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới