Trong chốn công sở, một số hành vi của “ma mới” có thể là vô tình nhưng lại thực sự khiến “ma cũ” cảm thấy phản cảm, đặc biệt là những người đã từng trải qua nhiều lần thay đổi công việc. Họ sẽ đứng trên phương diện mối đe dọa nghề nghiệp, quy phạm của quần thể và lòng tự ái để làm lớn những chuyện này lên, dùng “kính lúp” để soi người mới, về mặt cảm xúc cũng sẽ nhạy cảm hơn.
Bị động trong công việc
Bước chân vào chốn công sở, luôn có người không thể thoát khỏi được nhãn mác “học sinh, sinh viên”. Việc gì cũng chỉ biết chờ đợi, lại sợ này sợ nọ, lúc nào cũng muốn có người khác đến dạy mình làm từng bước một. Và kết quả của việc này là những "ma cũ" bận tối mắt tối mũi, còn mình thì lại chẳng có việc gì làm, cảm thấy dư thừa, hoang mang.
Khi bạn mới đi làm cần biết tránh khỏi những điều này để không trở thành kẻ bị căm ghét chốn công sở (Ảnh minh họa)
Không chỉ có vậy còn thường xuyên cần có người tới hỏi han tiến độ công việc của mình, ban đầu không biết lên kế hoạch, đến giữa thì không biết tự kiểm soát, cuối cùng không biết tổng kết. Giống như tuýp kem đánh răng, nặn ra từng chút một. Trong chốn công sở, nhân viên và sếp là mối quan hệ thuê mướn chứ không phải là quan hệ thầy trò, không thể tích cực chủ động tạo ra giá trị nhưng lúc nào cũng mang trong mình tâm thái chờ đợi người khác phân chia công việc rồi lặng lẽ rời khỏi hiện trường.
Hay than vãn
Những người như vậy thường trở thành ung nhọt của công ty. Lúc nào cũng tràn đầy năng lượng tiêu cực, oán thán chế độ phúc lợi công ty không tốt, ghét việc cấp trên thiên vị, ghét đồng nghiệp quá quắt, oán thán tất cả mọi việc ở công ty.
(Ảnh minh họa)
Muốn hoàn thành nhiệm vụ, trước tiên cần phải càu nhàu đủ thứ, phải để cả công ty tràn ngập trong những cảm xúc tiêu cực. Dần dà sẽ ảnh hưởng tới trạng thái làm việc của người khác, nghiêm trọng hơn là còn phá hỏng bầu không khí của công ty. Những người lần đầu bước chân vào chốn công sở, nhất định phải chú ý đừng trở thành những kẻ như vậy.
Rất muốn nói với những người gặp chuyện gì cũng than vãn rằng: Nếu cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại, hãy bỏ công việc ấy đi! Rồi tiện thể hỏi lại bản thân, tại sao trước kia lại “nhìn nhầm” mà vào công ty này?
Mong manh, yếu đuối
Rất nhiều người mới bước chân vào chốn công sở thường quá nhút nhát, những người đã đi làm nhiều năm từng dẫn dắt người mới nói rằng, những người mới ra trường giống như búp bê bằng sứ, đánh không được, mắng cũng chẳng xong, muốn dạy họ cũng không biết bắt đầu từ đâu.
(Ảnh minh họa)
Đánh không được, mắng cũng chẳng xong, những người mới như vậy trưởng thành rất chậm, vì không có ai chủ động chỉ ra lỗi sai của bạn, không biết sai ở đâu thì làm sao mà tiến bộ được. Cho dù là ở bất kỳ công ty nào, trưởng thành là tiêu chuẩn duy nhất, nếu như không học được gì ở một công ty, không nhận được nhu cầu phải nhanh chóng phát triển, vậy thì cũng không còn cần thiết phải tiếp tục ở lại đó nữa.
Đối mặt với những chi phí chìm tại nơi làm việc như vậy cần phải cố gắng để thay đổi hiện trạng, đừng để bị chết mòn trong môi trường ấy, đằng sau cái gọi là an nhàn, ổn định là thời kỳ “ủ bệnh” của nguy cơ tuổi trung niên.
(Ảnh minh họa)
Đối nhân xử thế cũng là một môn nghệ thuật cao siêu, chúng ta không thể né tránh việc phải cọ xát với người khác, cư xử thế nào cho đúng mực và thoải mái là cả một quá trình mà mỗi người đều cần phải không ngừng rèn luyện, tìm tòi. Làm thế nào để giữ được tâm nguyện ban đầu là điểm thiết yếu trong quá trình phát triển của mỗi người.
Trong chốn công sở lại càng như vậy, thực lực cứng cáp của một người cần được bao bọc bởi sự mềm mỏng, như vậy mới có thể phát triển và thể hiện hoàn mỹ được. Mong rằng mỗi chúng ta đều có thể tránh được những hiện trạng sai lầm, thăng chức, tăng lương, ngày càng trở nên xuất sắc hơn!