TIN TỨC » Làm sao

Vì sao 'cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'? Những thứ kiêng kỵ đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Thứ năm, 22/02/2024 08:58

Lễ cúng Rằm tháng Giêng cực kỳ quan trọng, bởi vậy mới có câu: "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Khi sắp mâm lễ, có một số lễ vật đặc biệt kiêng kỵ.

Vì sao “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).

Rằm tháng Giêng là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.

Có nhiều lý giải cho việc tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên Rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cùng với Rằm tháng Giêng, còn có Rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.

Những thứ kiêng kỵ đặt trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

1. Đồ chay giả mặn

Những gia đình đã có ban thờ Phật thì không thể thiếu được mâm cỗ chay. Thế nhưng bạn cũng nên nhớ mâm cỗ chay thì nên có các món đồ thuần chay. Nếu gia chủ dâng cúng những món đồ giả mặn như giả tôm hay giả thịt, giả cá,.. đồng nghĩa biểu hiện cho việc tâm còn dục vọng, sân si.

Đồ chay giả mặn.

Bên cạnh đó, ăn chay được cho là hình thức dưỡng tâm cũng như dưỡng thân tốt, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chế biến món ăn chay lại khá phức tạp, khó hơn so với đồ ăn mặn. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cúng Rằm tháng Giêng bằng những món thuần chay.

2. Hoa và trái cây giả

Ông cha ta từ xưa đã có câu cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Cứ mỗi năm đến ngày này, các gia đình sẽ sắm lễ cùng với lòng thành kính để dâng lên bàn thờ tổ tiên, thần linh để bày tỏ lòng thành kính biết ơn cũng như cầu mong một năm bình an, may mắn, vạn sự hanh thông.

Dân gian quan niệm rằng mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần chuẩn bị quá nhiều. Tùy từng điều kiện kinh tế, tài chính của nhiều gia đình mà có thể lựa chọn số lượng và các món ăn khác nhau miễn là thể hiện được lòng thành kính. Thế nhưng, bạn cần nên lưu ý không được bày biện dâng cúng hoa hay trái cây giả.

Dâng đồ giả cúng thần Phật hoặc gia tiên được xem là một trong những điều đại kỵ. Vì vậy, bạn nên sắm hoa quả màu tươi với hương thơm dịu nhẹ.

3. Thủ Lợn

Nhiều gia đình khi cúng Rằm tháng Giêng thường cúng cả đồ chay lẫn mặn. Bạn nên lưu ý thủ lợn tuyệt đối không nên sử dụng. Dân gian quan niệm rằng cúng thủ lợn thường không tốt. Sát sinh động vật có thể khiến phúc phận của cả gia đình bị ảnh hưởng. Thay vì thủ lợn, bạn có thể cúng bằng những món sau như: gà, xôi, canh măng hoặc miến,…

Thủ lợn tuyệt đối không nên sử dụng để cúng rằm tháng Giêng.

4. Tiền giả

Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm.

Gia chủ không nên đặt tiền dương lên mâm cúng, không nên đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức. Do đó, khi đặt tiền lên bàn thờ không quan trọng là tiền nhiều hay ít, quan trọng chính là lòng thành của gia chủ đối với các vị thần Phật.

(*) Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới