TIN TỨC » Làm sao

Vì sao măng cụt được mệnh danh là 'nữ hoàng trái cây' và đắt đỏ, hóa ra công đoạn hái khó đến vậy!

Thứ ba, 21/06/2022 10:06

Măng cụt được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây", bởi ngoài hương vị thơm ngon còn mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ.

Vì sao măng cụt được mệnh danh là "nữ hoàng trái cây"?

Một là trái cây hiếm và đắt tiền

Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới và rất khó để trồng trên quy mô lớn. Kĩ thuật trồng măng cụt cũng yêu cầu cực kỳ khắt khe về môi trường sinh trưởng, cần phải nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm sóc măng cụt mới đạt chất lượng mùa vụ tốt.

Sự đắt hàng của măng cụt thể hiện ở thời gian giữ tươi rất ngắn. Ngay sau khi được hái, măng cụt cần được bảo quản và giữ tươi để có thể giữ được hương vị riêng trong quá trình vận chuyển.

Thứ hai là do măng cụt có thời gian sinh quả dài ngày

Khác với chu kỳ sinh trưởng của hầu hết các loại cây ăn trái, cây măng cụt trồng từ hạt cho đến khi ra hoa đậu quả phải mất ít nhất 10 năm, rất tốn nhân lực, vật lực, thời gian.

Mặc dù cây măng cụt đã trải qua thời gian sinh trưởng dài nhưng tần suất ra quả ít hơn 6 tháng hoặc tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây.

Thứ ba, quy trình hái măng cụt vô cùng rườm rà

Khi hái măng cụt, phải cẩn thận nếu không sẽ rơi hỏng hết. Đồng thời, chiều cao của cây măng cụt có thể đạt khoảng 15 mét, quả dễ bị tác động ngoại lực nên để đảm bảo an toàn, người hái măng cụt chỉ có thể trèo lên cây hái. Điều này cũng gây ra chi phí nhân công lớn.

Thứ tư, có giá trị dược liệu riêng

Vào thời cổ đại, khi điều kiện y tế chưa phát triển, măng cụt đã được sử dụng trong y học Đông Nam Á để điều trị sốt và các bệnh nhiễm trùng da khác nhau.

Nghiên cứu của khoa học kỹ thuật hiện đại cho thấy, vỏ ngoài của quả măng cụt chứa nhiều Xanthone (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật), không chỉ có lợi cho việc nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể con người, mà còn có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Mimi (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)