TIN TỨC » Tin trong ngày

Bác sĩ ngạc nhiên khi phát hiện đốm trắng ở phổi, tưởng do COVID-19 nhưng nguyên nhân lại là vì người phụ nữ này quá chăm dọn dẹp

Thứ ba, 15/12/2020 21:16

Người phụ nữ khử trùng nhà ở quá thường xuyên, ngỡ rằng sẽ hạn chế nguy cơ dịch bệnh nhưng hóa ra lại khiến mình mắc căn bệnh về phổi.

Tháng 4 năm nay, hai phụ nữ nhập viện ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, than phiền chóng mặt và suy nhược. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn vẫn tiếp diễn, bệnh viện đã tiến hành chụp CT và phát hiện các đốm mờ trắng trong phổi của bệnh nhân. Nó hoàn toàn giống với đặc điểm của bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra. Nhưng cả hai không có những biểu hiện khác như sốt, ho, khó thở. Điều này khiến các bác sĩ rất căng thẳng.

Hình chụp phổi bệnh nhân ban đầu khiến các bác sĩ tưởng rằng nguyên nhân là do COVID-19

Tuy nhiên, bệnh nhân chưa từng đến Vũ Hán và không có trường hợp nghi nhiễm bệnh nào được xác nhận ở các khu vực lân cận. Mặc dù đốm trắng trên ảnh chụp CT rất giống với đốm trắng của bệnh viêm phổi do COVID-19, nhưng xét về tiền sử tiếp xúc trước đây, các triệu chứng và xét nghiệm máu không khớp với bệnh viêm phổi do virus Corona. Điều này khiến các bác sĩ bận tâm.

Sử dụng "biện pháp phòng chống COVID-19" một cách quá đà

Khi bác sĩ hỏi tình hình cụ thể hơn, người ta thấy rằng bệnh nhân thực sự sợ hãi loại virus Corona mới và đang khử trùng toàn bộ ngôi nhà mỗi ngày bằng chất khử trùng gọi là "chất khử trùng 84".

"Chất khử trùng 84" là một sản phẩm thông thường được bán tại các siêu thị ở Trung Quốc, có thành phần chính là natri hypoclorit. Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và các chính quyền địa phương đã đưa ra phương pháp pha loãng các chất tẩy rửa có chứa chất có gốc clo với nước để tạo thành chất khử trùng natri hypoclorit, như một biện pháp đối phó với virus.

Các nhà chức trách Trung Quốc cảnh báo rằng: "Theo hướng dẫn sử dụng, chất khử trùng 84 nên được pha loãng 100 lần, nghĩa là 99 phần nước với 1 phần dung dịch khử trùng. Không sử dụng trực tiếp dung dịch chưa pha loãng".

Khi bác sĩ hỏi bệnh nhân về tỷ lệ pha loãng, ông đã hiểu ra vấn đề. Bệnh nhân do không hiểu rõ cách sử dụng nên đã sử dụng dung dịch ở nồng độ cao với một ít nước. Bệnh nhân còn cho biết thêm: "Tôi thậm chí còn không biết mở cửa sổ và thông gió sau khi khử trùng". Nghe xong câu này, các bác sĩ không khỏi kinh hãi.

Vì lý do này, các bác sĩ chẩn đoán hai phụ nữ bị "viêm phế nang dị ứng" do hít phải "chất khử trùng 84" nồng độ cao trong thời gian dài chứ không phải nhiễm COVID-19.

Viêm phế nang dị ứng là gì?

Theo bình luận của Hiệp hội Y học Hô hấp Nhật Bản, bệnh viêm phế nang dị ứng là tình trạng viêm xảy ra bên trong hoặc xung quanh một túi khí nhỏ (phế nang) hoặc đường thở hẹp nhất (phế quản) trong phổi, không phải do mầm bệnh như vi khuẩn và vi rút gây ra, mà là bụi hữu cơ và các chất hóa học. Tình trạng này là một phản ứng dị ứng do hít phải những tác nhân này nhiều lần.

Nói cách khác, việc hít phải hóa chất nồng độ cao lặp đi lặp lại sẽ gây ra tình trạng viêm phế nang do phản ứng dị ứng.

Các bác sĩ đã cho bệnh nhân đổi dung dịch khử trùng trong nhà thành cồn và điều trị dị ứng. Sau vài ngày, đốm trắng ở phổi về cơ bản đã biến mất.

Bác sĩ điều trị cho biết: "Nếu chúng tôi điều trị theo tiêu chuẩn điều trị cho bệnh viêm phổi do virus Corona, thì tình trạng bệnh có thể đã trở nên tồi tệ hơn".

Một bác sĩ khác chia sẻ: "Trong môi trường nhà bình thường không có bệnh nhân trong nhà, không cần khử trùng quá mức, chỉ cần khử trùng tay nắm cửa và rửa tay thật sạch. Ngoài ra, chất khử trùng không phải là "càng đặc càng tốt", cần chú ý sử dụng đúng cách và không nên coi nhẹ những phản ứng khó chịu của cơ thể nếu hít phải các chất này".

Minh Tâm (TH) (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới