TIN TỨC » Tin trong ngày

Bạn còn nhớ cậu bé bị mẹ đâm nhiều nhát kéo vào mặt vì 'cắn ti' khi đang bú không? Tình trạng hiện tại thật đáng ngạc nhiên

Thứ tư, 14/07/2021 07:28

Mang thai và sinh con là một trong những điều thiêng liêng nhất của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, sau khi sinh con, nhiều người mẹ thậm chí đã bị sốc, rơi vào trạng thái trầm cảm.

Khoảng thời gian sau khi bạn sinh em bé có thể chứa vô số cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy bất cứ điều gì từ niềm vui, nỗi sợ hãi tới nỗi buồn. Nếu cảm giác buồn bã của bạn trở nên nghiêm trọng và nó bắt đầu ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày thì đây có thể là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh.

(Ảnh minh họa)

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể được phát hiện sớm, được điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.

Vào năm 2013, có một sự việc xảy ra ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc không khỏi khiến dư luận bàng hoàng. Một bà mẹ đã nhẫn tâm dùng kéo đâm nhiều nhát vào con trai 8 tháng tuổi, chủ yếu là vào mặt, vì con cắn ti khi đang bú. May mắn là cậu bé vẫn sống sót.

Cậu bé 8 tháng tuổi bị mẹ đâm nhiều nhát kéo vào mặt vì cắn ti khi đang bú

Lúc đó, nhiều người cho rằng ai lại có thể hành động tàn nhẫn như vậy, chỉ có "kẻ máu lạnh" mới làm vậy với thiên thần bé nhỏ này. Nhưng không ngờ, người làm việc đó lại là mẹ đứa trẻ.

Khi nhận quá nhiều sự chỉ chích, người mẹ đã thú nhận rằng bản thân không hề muốn làm điều này, vào thời điểm đó, khi đang ti mẹ thì đứa bé đã cắn mạnh khiến cô cảm thấy mất kiểm soát. Đó là kết quả sau một quãng thời gian dài bị stress, trầm cảm sau sinh mà không có ai chia sẻ.

Hiện tại, cháu bé đã lớn và những vết sẹo trên mặt cũng dần mờ đi và biến mất. Nhưng những hình ảnh đau đớn mà cháu bé đã phải trải qua dường như hằn sâu vào tâm trí của những người chứng kiến lúc đó.

Mẹ cháu bé rõ ràng đã trải qua giai đoạn trầm cảm sau sinh vô cùng đáng sợ và sau hành động "tàn nhẫn" đó, cô cũng vô cùng hối hận về những gì mình làm và chăm sóc đứa con bé bỏng của mình tốt hơn.

Cậu bé ngày nào giờ đã khôn lớn

Đây cũng là bài học dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người chồng nên có những cách hỗ trợ, đồng hành cùng vợ mình trong giai đoạn khó khăn sau sinh.

Sự trợ giúp của những người thân trong gia đình

Sự động viên của bạn bè, người thân và đặc biệt là người chồng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, gần gũi với thai phụ.

(Ảnh minh họa)

Thay vì giữ các thói quen cũ, cố gắng làm mọi thứ “đúng giờ” như trước khi sinh con thì hãy linh động làm mọi thứ dựa theo điều kiện của mẹ, như vậy người mẹ sẽ không cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi khi có con cũng như phòng ngừa hội chứng trầm cảm sau sinh.

Lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn

Sau khi trải qua thời kì mang thai và một cuộc sinh nở, sự thay đổi hormon và cơ thể khiến người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, có thể những chuyện rất nhỏ nhặt cũng có thể tác động tiêu cực lên tâm trạng của họ. Trên hết, người mà phụ nữ cần lúc này là một người tin tưởng để có thể chia sẻ mọi điều.

Lắng nghe cô ấy tâm sự nhiều hơn, tránh phán xét, bởi điều này có thể khiến mọi chuyện tồi tệ hơn và còn khiến người phụ nữ mất niềm tin vào người bạn đời của mình.

Đồng hành cùng vợ trong quá trình chăm sóc con

(Ảnh minh họa)

Chủ động chăm con, dỗ con hay cho con ăn vào ban đêm để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau cuộc sinh nở vất vả.

Ngoài ra, đồng hành cùng vợ trong việc tìm hiểu về các phương pháp nuôi con khoa học, cách chăm sóc con khi ốm sẽ khiến phụ nữ không cảm thấy "cô đơn" trong hành trình làm mẹ của mình.

Hơn nữa, việc chia sẻ và ủng hộ từ phía người chồng sẽ giúp người vợ tự tin hơn, có nhiều thời gian cho bản thân hơn.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới