TIN TỨC » Tin trong ngày

Cận cảnh cuộc biểu tình đang gây chấn động tại Ukraine

Thứ tư, 11/12/2013 09:51

Cảnh sát và những người biểu tình đã chạm trán với nhau trong các cuộc đụng độ khốc liệt trước văn phòng của Tổng thống Ukraine tại thủ đô Kiev vào cuối tuần qua.

Vào cuối tuần qua, hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine nhằm phản đối Tổng thống Viktor Yanukovych sau khi chính phủ của ông này đã không ký thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU) và tìm kiếm quan hệ mật thiết hơn với Điện Kremlin.

Những người biểu tình đã bao vây các tòa nhà của chính phủ và chiếm giữ quảng trường chính ở Kiev, đồng thời đòi lật đổ tổng thống và yêu cầu tiến hành một cuộc bầu cử sớm sau những màn đụng độ đầy bạo lực với cảnh sát.

Bạo lực tiếp tục gia tăng vào hôm Chủ nhật (1/12) khi một nhóm người biểu tình cố gắng xông vào Văn phòng Tổng thống và đã sử dụng một chiếc xe ủi để đi qua hàng rào cảnh sát bao quanh khu vực này. 

 Cuộc biểu tình lần này có sự tham gia của hơn 350.000 người dân Ukraine. Đây là Cuộc  biểu tình lớn nhất tại quốc gia Đông Âu này kể từ cuộc “Cách mạng Cam” năm 2004.

Cuộc biểu tình đã kéo dài kể từ khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hôm 21/11 bất ngờ thông báo sẽ không ký một thỏa thuận chính trị và tự do thương mại với EU. Những người ủng hộ liên kết với phương Tây ở Ukraine tin rằng thỏa thuận này là bước tiến quan trọng để có một nền kinh tế và chính trị tươi sáng hơn trong tương lai, đồng thời thoát khỏi sự ảnh hưởng của Nga từ trước đến nay. 

 Cảnh sát được triển khai duy trì an ninh trước hàng nghìn người biểu tình ở Kiev ngày 29/11. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Phóng viên ảnh Gleb Garanich của hãng Reuters đã bị thương trong khi tác nghiệp hôm 30/11 vừa qua.

Nhiều người mang quốc kỳ Ukraine khi đi biểu tình. Thủ lĩnh phe đối lập tại Nghị viện Arseniy Yatseniuk tuyên bố "Nếu Tổng thống Yanukovych ký thỏa thuận với Mát-xcơ-va, họ sẽ coi đó là nỗ lực "bán" Ukraine cho Nga, và sóng gió sẽ trở nên dữ dằn hơn". 

Đám đông biểu tình đã đứng chật kín quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev. Họ vẫy lá cờ của Liên minh châu Âu, ca vang bài hát quốc ca và hét lên “Hãy từ chức!” nhắm vào Chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovich. 

Đám đông người biểu tình liên tục hét vang “Vinh quang cho Ukraine”. (Ảnh: AP Photo/Sergei Grits)

 Thủ tướng Ukraine cho rằng cuộc biểu tình ở thủ đô Kiev mang dấu hiệu của một cuộc đảo chính, khi những người tham gia bao vây, ngăn cản hoạt động của chính phủ nước này. (Ảnh: Reuters/Valentyn Ogirenko)

Đã có tới hàng trăm ngàn người trong đó có rất nhiều người với quốc kì cầm trên tay đã tụ tập trong một cuộc biểu tình riêng rẽ tại Quảng trường Độc lập.

Các nghị sĩ đối lập đã tới hiện trường và yêu cầu mọi người không lao vào tòa nhà sau khi những người biểu tình ném gạch, đá về phía cảnh sát. Theo Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, 100 nhân viên cảnh sát và  22 người biểu tình bị thương trong các vụ đụng độ đều đã được đưa tới bệnh viện chữa trị. 

 Cảnh sát được huy động ngăn không cho người biểu tình có hành động quá khích (Ảnh: AP Photo/Efrem Lukatsky)

 Lực lượng cảnh sát đặc biệt cũng được huy động. (Ảnh: Reuters/Gleb Garanich)

 Tuy nhiên vẫn có một vài thành phần "cứng đầu" dùng đủ mọi cách để phá vỡ vòng vây của cảnh sát. 

Những người biểu tình đã tập trung tại thủ đô Kiev trong hơn một tuần qua trở nên gắt gỏng hơn vào sáng thứ Bảy (30/11) khi cảnh sát chống bạo động sử dụng đạn hơi cay, lựu đạn lóa và dùi cui để đẩy lùi đám đông. (Ảnh: Vasily Maximov/AFP/Getty Images)

Khi bóng đêm bao phủ thành phố, cuộc biểu đình đã leo thang với việc những người biểu tình chặn các tòa nhà chính phủ bằng xe hơi, hàng rào và lều thậm chí những người này còn phóng hỏa để ngăn cản lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ. (Ảnh: Sergei Supinsky/AFP/Getty Images)

 Nhiều người đã trèo lên cánh cổng gần tòa nhà của Chính phủ nhằm ghi lại những cảnh tượng "hãi hùng" của cuộc biểu tình. (Ảnh: Reuters/Gleb Garanich)

Đến nay, làn sóng biểu tình ủng hộ EU và phản đối tổng thống ở Ukraine ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt sau khi ông Yanukovych bất chấp tình hình “dầu sôi lửa bỏng” vẫn thực hiện chuyến công du đến Nga hôm 6.12 để thảo luận về khả năng ký kết quan hệ đối tác chiến lược với nước này. (Ảnh: Reuters/Vasily Fedosenko)

 Quảng trường Độc lập (biểu tượng của cuộc cách mạng Cam) đen kín người biểu tình trong ngày 8.12. Những người này liên tục hô vang các khẩu hiệu như: “Tổng thống từ chức”, “Chúng tôi sẽ không lùi bước”… (Ảnh: Reuters/Vasily Fedosenko)

 Cuộc biểu tình lớn nhất tại quốc gia Đông Âu này kể từ cuộc “Cách mạng Cam” năm 2004 đã buộc Chính phủ Ukraine phải hành động. (Ảnh: AP Photo/Sergei Grits)

 Chính phủ nước này tuyên bố tiến hành một cuộc điều tra lãnh đạo cuộc biểu tình với cáo buộc họ đã cố gắng lật đổ chính quyền. Chính phủ cũng cảnh báo những người biểu tình có thể phải đối mặt với án hình sự. (Ảnh: Reuters/Stoyan Nenov)

 Từ đầu tháng 12, hàng ngàn người đã dựng lều tại quảng trường Độc Lập. (Ảnh: AP Photo/Efrem Lukatsky)

 Bí thư thứ nhất Ủy ban TW Đảng Cộng sản Ukraine (CPU) Piotr Symonenko cho rằng đây không đơn thuần là hành động phá hoại mà là bằng chứng cho thấy mục tiêu chính của những người tổ chức biển tình là châm ngòi cho sự thù hận. Ông Symonenko cho rằng, hành động này là nhằm “hủy hoại đất nước Ukraine cho đến khi lãnh thổ bị chia cắt”. (Ảnh: AP Photo/Efrem Lukatsky)

Theo Depplus.vn