Liệu đây có phải là những hóa thạch phân của loài khủng long nào đó? Tuy nhiên, những ụ đất này được xếp chồng lên nhau rất gọn gàng và xuất hiện tập trung ở một khu vực, những con khủng long này có thể đi vệ sinh một cách có tổ chức như vậy không? Sự thực là khủng long đã bị tuyệt chủng từ rất lâu và chúng không thể để lại nhiều “chất thải” đến tận bây giờ như vậy được.
Vậy, chính xác thì những gò đất này là gì? Cuối cùng các nhà khoa học cũng đã tìm được ra câu trả lời. Hóa ra, đây là sản phẩm từ những tổ mối khổng lồ được tìm thấy ở phía đông bắc Brazil. Quy mô của chúng sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Đây là một ụ mối khổng lồ 200 triệu con, mỗi gò cao khoảng 2,5 mét, đường kính 9 mét, phân bố gọn gàng trong 230.000 km vuông rừng nhiệt đới khô, nhiều hơn diện tích các tỉnh Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang (Trung Quốc) cộng lại, thậm chí, có thể so sánh với diện tích của toàn bộ Vương quốc Anh! Chà, thực sự là cái sự “khổng lồ” này không đùa được đâu.
Lần đầu tiên nhìn thấy những gò đất này, bạn nghĩ chúng là gì?
Điều gây sốc hơn nữa là những ụ mối này bắt đầu được xây dựng cách đây ít nhất 4.000 năm. Nó có nghĩa là không lâu sau khi Kim tự tháp Khufu (Cheops) được xây dựng ở Ai Cập, những con mối ở Brazil cũng đã bắt đầu xây dựng kim tự tháp của riêng mình.
Tổng thể tích của những gò đất này là 10 tỷ mét khối, trong khi đó, Kim tự tháp Cheops được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đá. Như vậy, những ụ đất do những con mối Brazil “xây dựng” tương đương với 4.000 Kim tự tháp Cheops, nghĩa là những con mối này sẽ xây dựng một kim tự tháp mỗi năm!
Xem xét kích thước loài mối và kích thước gò đất gần tương đương với kích thước con người và kích thước của kim tự tháp, bạn có thể hình dung được con người sẽ điên rồ như thế nào khi xây dựng khoảng 200 triệu kim tự tháp trên trái đất.
Những gò đất này thực ra không phải là tổ mối mà là “chất thải công nghiệp” do chúng đào tổ ở dưới lòng đất. Dưới những gò đất này là một mạng lưới sinh sống của những con mối. So với những kim tự tháp do con người xây dựng, những “kim tự tháp” tổ mối này còn phức tạp hơn nhiều!
Quả thật, không thể tưởng tượng nổi một gò mối quy mô lớn như vậy mà trước đây thế giới bên ngoài chưa từng phát hiện ra.
Tuy nhiên, khu vực này tương đối nghèo, người dân không để tâm tới và các gò mối cũng bị những cánh rừng bao phủ, khiến các nhà nghiên cứu bên ngoài khó tiếp cận.
Cho đến năm 2018, khi khu đất này bắt đầu được cải tạo để làm đồng cỏ, các gò đất mới bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Nhà côn trùng học Stephen Martin của Đại học Salford đã tìm thấy những đặc điểm được sắp xếp kỳ lạ này trong các bức ảnh vệ tinh của Google Earth. Cuối cùng, người ta xác nhận rằng chúng là gò đất do mối đào tổ mà thành.
Một nhóm nghiên cứu do ông Martin dẫn đầu sau đó đã đến địa điểm này để tiến hành nghiên cứu sơ bộ về các gò mối.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu đất từ 11 gò đất và xác định rằng chúng được xây dựng cách đây từ 690 năm đến 3820 năm trước.
Được biết đến với cái tên khoa học Syntermes dirus, những con mối này là một trong những loài mối lớn nhất trên thế giới và rất hung dữ, chúng có thể hút máu khi tấn công loài khác.
Tuy nhiên, chúng không thể nhìn thấy gì và thường được các bộ lạc ở Amazon chế biến như một món ăn ngon.
Loài mối này chỉ ăn lá rụng của một loại cây tại địa phương gọi là katinga, chỉ rụng một lần trong năm, vì vậy mối phải đào rất nhiều đường hầm để có thể chui xuống gốc cây nhanh chóng nhằm thu thập thức ăn. Việc bố trí thường xuyên các ụ này cũng được coi là là kết quả của những cuộc xung đột và cạnh tranh trong các cộng đồng mối.
Ảnh chụp vệ tinh của những gò đất tại Brazil do hoạt động của loài mối tạo ra
Điều này cũng giống như việc một siêu thị chỉ mở cửa vài ngày trong năm, và cần phải đến siêu thị càng sớm càng tốt để để mua những nhu yếu phẩm cần thiết.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác những con mối này đã trải qua khoảng thời gian dài mà không có thức ăn như thế nào.
Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Current Biology vào ngày 19 tháng 11 năm 2018.