TIN TỨC » Tin trong ngày

Con ngựa đắt nhất thế giới, một con ngựa trị giá tương đương một biệt thự, trên thế giới chỉ còn khoảng 1.250 con

Thứ hai, 31/05/2021 14:51

Ngựa hãn huyết thời cổ đại có địa vị rất cao, cũng được xếp vào hàng ngũ ngựa của hoàng tộc thời kỳ đầu. Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng của nó rất ít và vô cùng quý giá, ước tính chỉ có 1.250 con ngựa trên thế giới. Hãy cùng xem ngựa hãn huyết quý giá ở chỗ nào?

Ngựa Huyết Mã lại là loài ngựa rất khác biệt so với họ hàng "nhà Ngọ", bởi chúng được xem là loài ngựa sở hữu vẻ ngoài đẹp nhất thế giới cùng tốc độ phi nước kiệu cực kỳ nhanh nhạy. Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất ở loài ngựa xuất hiện trong truyền thuyết này là mồ hôi của chúng có màu đỏ như màu máu.

Ngựa Huyết Mã còn được gọi là giống ngựa Akhal-Teke, có nguồn gốc ở Turkmenistan và là một loài ngựa cổ xưa, quý hiếm bởi chúng được người dân vùng Trung Á xem là loài vật đến từ thiên đường. Cũng vì lẽ đó nên ngay từ xa xưa, ngựa Akhal-Teke đã có tên trong những câu chuyện truyền thuyết ở khu vực này. Được biết, cái tên Akhal-Teke của loài ngựa quý hiếm này là sự kết hợp giữa tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke.

Ngoài sở hữu vẻ ngoài dễ khiến nhiều người mê đắm với bộ lông óng mượt và mịn màng như tơ thì Hãn Huyết Mã còn có tốc độ phi nước kiệu rất phi thường hiếm có loài ngựa nào sánh kịp. Bên cạnh ngoại hình thì còn một điều khiến chúng càng thêm quý hiếm bởi loài ngựa này không mấy phổ biến trên thế giới do chúng được bảo tồn rất nghiêm ngặt để gìn giữ tính thuần chủng.

Đặc biệt, tuy có nguồn gốc từ Turkmenistan - một quốc gia thuộc vùng Trung Á nhưng Hãn Huyết Mã lại trở thành loài ngựa huyền thoại ở Trung Hoa từ thời xa xưa. Và cái tên Hãn Huyết Mã của chúng cũng xuất phát từ thời ấy bởi tương truyền mỗi khi khi cất vó, loài ngựa này tiết ra một thứ mồ hôi có màu đỏ như màu máu phủ kín cơ thể. Ngựa Akhal-Teke cũng từng xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp "Anh hùng xạ điêu" của Kim Dung và đồng hành cùng hoàng đế Ba Tư Xerxes và Alexander Đại Đế của người Macedonia.

Ngoài ra, truyền thuyết còn kể rằng, dưới thời Hán Vũ Đế, Hãn Huyết Mã còn được gọi với tên là Thiên mã - nghĩa là ngựa trời và Hán Vũ Đế thường treo thưởng rất hậu hĩnh cho những ai săn tìm được chúng. Bên cạnh đó, qua việc khai quật lăng mộ Hán Vũ Đế, các nhà khảo cổ học đến từ viện khảo cổ Thiểm Tây cũng đã phát hiện xương cốt của khoảng 80 con Hãn Huyết Mã được chôn theo tại đây.

Với nhiều người, loài ngựa đặc biệt này không chỉ thu hút ánh nhìn ở vẻ bề ngoài long lanh cùng hình thể uy nghiêm mà dường như chúng còn đẹp từ đầu đến chân. Mặt và đầu của Akhal-Teke thuôn dài như quả hạnh và rất cân đối. Mũi của chúng rộng nhưng tai lại rất mảnh, làn da mỏng đến độ trong suốt. Đặc biệt, đa số mắt của loài ngựa này đều có màu xanh cẩm thạch vừa rất ma mị lại vừa rất đẹp.

Nhờ lưng dài, cổ thẳng và cao, ngực hẹp, chân trước thẳng, chân sau cong như lưỡi liềm cùng phần hông mảnh mai và ngực hẹp nên Hãn Huyết Mã có tốc độ phi nước kiệu rất mạnh mẽ (1km/1 phút 7 giây) cùng sự dẻo dai đáng kinh ngạc. Theo ghi chép, vào năm 1935, một bầy ngựa Akhal-Teke đã băng qua sa mạc Karakum với quãng đường dài đến 4.152 km chỉ trong thời gian 84 ngày. Đặc biệt, trong chuyến đi ấy, có thời gian lên đến 3 ngày chúng không uống một giọt nước nào.

Hiện tại, Akhal-Teke là giống ngựa được xem thuần chủng nhất thế giới. Tuy sở hữu vẻ ngoài long lanh và sức mạnh phi thường như vậy nhưng Hãn Huyết Mã lại rất kém trong việc thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Đó cũng là lý do khiến chúng đang còn hiện diện khá ít trên toàn thế giới, chỉ khoảng 1.200 cá thể. Nhưng cũng vì lý do "hiếm có khó tìm" này cộng với vẻ đẹp của chúng mà Hãn Huyết Mã thường được các đại gia sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để săn đón chúng.

Tại sao lại có tên là ngựa hãn huyết (hãn huyết mã)? Đó là vì ngựa đổ mồ hôi như người, mồ hôi của nó nhiều hơn mồ hôi người gấp nhiều lần. Theo truyền thuyết, ngựa đổ mồ hôi để lại mồ hôi ở cổ giống như máu, màu rất sẫm. Vì vậy, nó được gọi là mồ hôi máu. Có nhiều ý kiến ​​khác nhau về điều này. Có người nói rằng nhiệt độ của cơ thể ngựa có thể đạt 40 đến 45 độ trong khi chạy bình thường, mao mạch máu ở cổ nhiều mồ hôi nên huyết tương có thể chảy ra ngoài. Nhưng cơ sở khoa học là da của nó rất mỏng nên thường chảy ra rất nhiều mồ hôi, đối với ngựa màu hạt dẻ hoặc màu sẫm thì màu sắc sau khi đổ mồ hôi sẽ càng dễ thấy, khiến người ta có ảo giác đổ máu. Ai am hiểu lịch sử Trung Quốc thì không còn xa lạ với điều này, tuy ưu điểm của chúng rất nổi bật nhưng lại không được dùng làm ngựa nhà vì khả năng chịu tải kém, không thể làm xe kéo, chỉ dùng trong hoàng tộc.

Một số người nói rằng số lượng, người nhiều mồ hôi như vậy, tại sao không nhân tạo chúng? Thực tế khoảng cách giữa sinh sản nhân tạo và giống ngựa hoang thuần chủng vẫn còn rất lớn, và một loạt quy trình thủ công chắc chắn sẽ làm thay đổi một số gen nhỏ ở ngựa. Vì vậy có sự khác biệt nhất định so với thuần chủng, cùng lắm là tên có thể giống nhau, nhưng thân phận và địa vị lại khác nhau.

Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới