Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ quét sạch hoàn toàn các rạn san hô, và do đó bày tỏ lo ngại về tương lai của các rạn san hô. Do đó một phát hiện gần đây đã khiến giới nghiên cứu phải chú ý.
Các nhà nghiên cứu hàng hải đã phát hiện ra một rạn san hô cao 1.640 feet (khoảng 500m) trên rạn san hô Great Barrier ở Australia, cao hơn cả Tòa nhà Empire State ở New York và Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia. Đây là rạn san hô lớn tách biệt đầu tiên được phát hiện trên Great Barrier Reef trong hơn 120 năm.
Rạn san hô cao 500m này còn "khổng lồ" hơn nhiều tòa nhà chọc trời trên thế giới khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Viện Hải dương học Schmidt, Hoa Kỳ ngày 27/10 cho biết trong chuyến thám hiểm kéo dài 12 tháng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rạn san hô tách biệt này khi họ lập bản đồ đáy biển phía bắc của Great Barrier Reef vào ngày 20/10.
Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một robot hoạt động dưới nước tên là "SuBastian" để điều tra rạn san hô. Màn hình cho thấy đáy của rạn san hô có hình chiếc lá, rộng 1.500m và cao hơn 1.640 feet (khoảng 500m). Điểm cao nhất của rạn san hô chỉ cách mặt biển có 130 feet (khoảng 40m).
Rạn san hô này cao hơn cả nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, chẳng hạn như Tòa nhà Empire State (443m) và Tháp đôi Kuala Lumpur Petronas (452m) hay Vincom Landmark 81 tại Việt Nam (461m).
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Robin Beaman của Đại học James Cook cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên và vui mừng với kết quả thu được”.
Wendy Schmidt, đồng sáng lập Viện Hải dương học Schmidt, cho biết: "Phát hiện bất ngờ này khẳng định rằng chúng ta đang tiếp tục khám phá các cấu trúc chưa được biết đến và các loài mới trong đại dương. Sự hiểu biết của chúng ta về những vật chất tồn tại trong đại dương luôn bị hạn chế. Nhờ công nghệ mới, chúng ta có thể thực hiện những chuyến thám hiểm chưa từng có".
Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới
Rạn san hô Great Barrier trước đây đã phát hiện ra bảy rạn san hô lớn riêng biệt, một trong số đó nằm trên Đảo Rennes, nơi sinh sản của rùa xanh. Rạn san hô mới phát hiện được kết nối với bảy rạn san hô độc lập khác trong khu vực, đã được lập bản đồ từ cuối những năm 1800.
Rạn san hô Great Barrier là rạn san hô lớn nhất thế giới. Nó bao gồm hơn 3.000 hệ thống rạn san hô riêng lẻ. Nó là tên chung của một loạt các đảo san hô ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc của Úc. Nó có diện tích khoảng 344.000 km vuông, có hơn 1.500 loài cá và hơn 400 loài san hô.
Tuy nhiên, nó đang phải đối mặt với một thảm họa sinh thái, bởi trong 25 năm qua, hơn 50% san hô đã chết, chủ yếu là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra.