Trong ngành chuyển phát nhanh tư nhân, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh tại Trung Quốc vào thời kỳ công nghệ hóa gồm các công ty như YTO, STO, ZTO, Yunda chiếm thị phần tuyệt đối, con đường lập nghiệp của họ đều rất gian khổ. Trong đó, STO đã trở thành truyền kỳ trong ngành. Người được hưởng lợi trên con đường truyền kỳ ấy chính là nhà sáng lập Trần Tiểu Anh.
Trần Tiểu Anh đã sáng lập nên STO từ rất sớm, gia đình bà từ khi bà còn nhỏ đã rất khó khăn, luôn bị cuộc sống chèn ép, áp lực kinh tế rất lớn. Năm 16 tuổi, dựa vào sự tiếp tế của người thân và họ hàng trong thôn, bà đã rời xa quê hương ra ngoài va chạm, dựa vào tính cách cứng đầu không chịu thua cuộc và lòng can đảm, bà đã từng bước mở rộng và đưa STO phát triển lớn mạnh.
Thời trẻ, nghiệp vụ chuyển phát nhanh đầu tiên mà Trần Tiểu Anh làm chính là gửi tờ khai hải quan, khi ấy cả ngành chuyển phát nhanh đều bị bưu chính lũng đoạn, bà đành phải cố sinh tồn trong một khe hở nhỏ bé. Để liên lạc với khách hàng, một ngày bà chỉ ngủ có vài tiếng đồng hồ, cho dù là vậy bà vẫn thường xuyên bị khách hàng coi như kẻ lừa đảo, đồng thời còn liên tục phải trốn tránh sự ngăn chặn của bưu chính và cảnh sát địa phương. Khoảng thời gian đó tuy rất khó khăn, vất vả nhưng sau này theo hồi ức của bà thì bản thân khi ấy thực sự đã sống rất mãn nguyện, không hề lãng phí cuộc đời, tràn đầy hy vọng vào tương lai.
Không lâu sau, tin xấu truyền đến, chồng của Trần Tiểu Anh qua đời vì tai nạn giao thông, thuở nhỏ mất cha, lớn lên lại mất chồng, một đả kích về mặt tinh thần lớn đến vậy, người bình thường khó mà có thể chịu đựng nổi. Khó khăn chồng chất khó khăn, lãnh đạo cấp cao của STO khi ấy vì lợi ích cá nhân đã lần lượt lựa chọn tách ra làm riêng, khó khăn lại thi nhau kéo đến. Nhưng tất cả những điều này đều không thể đánh bại ý chí phấn đấu của Trần Tiểu Anh. Bà luôn tin rằng kẻ mạnh thì sẽ càng mạnh hơn, trên đường đời không hề có lùi bước và nhút nhát. Dưới sự giúp đỡ của anh trai là Trần Đức Quân, bà tiến hành cải cách quy mô lớn trong nội bộ STO, nhanh chóng đưa công ty trở lại quỹ đạo bình thường.
Để tránh mất đi nhân tài, bà sáng lập ra 2 hình thức liên minh, giải quyết triệt để vấn đề khó khăn nhất của công ty. Dựa vào những sáng kiến cải cách, lượng nghiệp vụ của STO tăng lên nhanh chóng, số chi nhánh trên toàn quốc lên tới hơn 4000, lượng nghiệp vụ mỗi ngày lên đến hơn 1 triệu 500 vụ. Nhờ quản lý tốt, kinh doanh thỏa đáng, STO đã tránh được khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến rất nhiều công ty bị ảnh hưởng, hơn nữa còn thành lập rất nhiều trung tâm kho bãi và trung chuyển ở nhiều địa phương.
Sau khi hoạt động khuyến mãi 11.11 của Taobao được đưa ra thị trường, Trần Tiểu Anh đã nhạy bén nắm bắt được thời cơ, để tránh đêm dài lắm mộng, các công ty cùng ngành cạnh tranh, bà đã quyết đoán quyết định định giá vận chuyển của mỗi đơn hàng là 2.7 tệ, khi ấy có rất nhiều người đã phản đối, cho rằng làm như vậy chắc chắn sẽ thua lỗ. Nhưng thực tế đã chứng minh, chính bởi quyết định này của Trần Tiểu Anh mới khiến cho STO nhanh chóng trở thành “trùm” của ngành chuyển phát nhanh.
Sự kiện 11.11 của Jack Ma thắng lớn, còn Trần Tiểu Anh cũng mượn đợt sóng ấy nhanh chóng giành lấy nguồn tài nguyên thị trường lớn trong ngành chuyển phát nhanh. Tay nắm tư bản và tài nguyên, STO cuối cùng cũng có thể bắt đầu hoạt động lớn hơn. Năm 2016, STO lên sàn chứng khoán, chỉ trong 10 ngày, giá cổ phiếu tăng hơn 200%. Từ đó, Trần Tiểu Anh cũng sở hữu khối tài sản lên đến hàng chục tỷ Nhân dân tệ. Khi thành công thì nên biết rút lui, sau khi suy nghĩ cân nhắc, bà đã chuyển giao STO cho anh trai mình quản lý, bán gần một nửa cổ phiếu cho Alibaba, thu về 14,6 tỷ NDT.
Con đường lập nghiệp không hề có giới hạn. Hiện nay, Trần Tiểu Anh vẫn đang tiếp tục tiến bước trên con đường lập nghiệp kinh doanh.