Nhiếp ảnh gia Trung Lượng nói về bộ ảnh của mình: "Đây là bộ ảnh mà tôi thực hiện trong suốt 2 tháng trời ròng rã về bố con một người ăn xin tại Hàng Châu. Người đàn ông tên là Vương Tư Mĩ, sinh năm 67 cho tới thời điểm này là 46 tuổi, Con trai là Vương Hạ Bân mới 7 tuổi. Trong 2 tháng chụp ảnh, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí người ngoài cuộc, dùng ống kính ghi lại chân thực nhất cuộc sống của hai bố con này".
Ông Vương Tư Mĩ người Phú Dương, tỉnh An Huy, trong nhà còn 2 người anh trai lớn. Ngay từ nhỏ Vương Tư Mĩ đã yếu ớt nhiều bệnh tật, không thể làm nổi các việc nặng nhọc, cứ như vậy tới 30 tuổi cũng chưa cưới được vợ.
Sau đó phải cưới một cô gái tâm thần về làm vợ, ông ta cùng người vợ tâm thần sinh được một người con trai rồi vợ chết. Vốn có thể đi ra ngoài làm thuê chuyên tâm nuôi con, nhưng do các anh lớn đều phải nuôi rất nhiều con cái, nên mẹ già đành phải về ở với Vương Tư Mĩ. Về sau không còn kế sinh nhai nào khác, ông đành phải đẩy xe kéo con đi ăn xin. Năm đó là năm 2006, ông Vương tới Hàng Châu lần đầu tiên cũng là năm mà Bân Bân ra đời.
Địa điểm ăn xin thường xuyên là cầu đi bộ gần một siêu thị, ở đây thường tập trung nhiều người đi bộ. Bân Bân đang từ trên cầu cao ngắm con đường. Ngày 15 tháng 05 năm 2012, chụp trên cầu đi bộ gần siêu thị Wumart.
Vương Tư Mĩ kể lại, năm ông tới đây thu nhập còn khá hơn bây giờ. Sữa và tã lót cho Bân Bân đều phải do bố và bà nội đi ăn xin mà có. Những năm ấy ông đã được rất nhiều người quan tâm, một số người hảo tâm còn gọi điện cho trạm cứu trợ, đưa gia đình ông về cố hương. Nhưng sự thật gia đình ông Vương không vì những lần cứu trợ này mà khá khẩm hơn.
Những gì mà trên báo chí viết để quyên góp tiền cho ông, từ trước giờ ông chưa hề nhận được một đồng nào. Vốn chưa đủ số tuổi để nhận trợ cấp tuổi già, trợ cấp nghèo đói trong thôn lại chỉ có vài trăm tệ (100 tệ tương đương với khoảng 220.000 VNĐ), người trong thôn tranh cướp nhau cũng chẳng đủ. Trong nhà cũng chỉ có vài miếng đất nhỏ, không thể nuôi nổi cả gia đình. Thế nên, ông Vương đành phải đi ăn xin, ông nói: "Thực ra là một việc rất khổ".
Giả như cái ngày hè này, mỗi đêm tới 2 giờ sáng cũng chưa ngủ được, 5 giờ sáng thì bị người lao công gọi dậy rồi. Mà những năm ăn xin ngủ lang bạt nằm đất lạnh khiến những người ăn xin có rất nhiều bệnh. Qua hai tháng quan sát, bố con ông Vương buổi tối lầm lũi đi ăn xin dù cho nhiều nhất cũng chỉ được 100 tệ, không thì chỉ vài chục lẻ không đủ tiền mà mua thuốc.
Bộ ảnh về cuộc sống an xin của cha con ông:
Tháng 7 tới, Hàng Châu như một cái chảo lừa, đối với bệnh tình của ông ngày càng ảnh hưởng hơn. Ông Vương gần đay cảm thấy mình chẳng đi xa được nữa. Ông là nạn nhân của xã hội này, cũng sắp hoàn thành cái số kiếp đã định, chỉ có điều ông vẫn còn vướng bận đứa trẻ Bân Bân, ông muốn nó có một số phận khác, được đi học và đủ ăn như những đứa trẻ khác. Ông Vương nói, nếu như có nhà hảo tâm nào nhận nuôi Bân Bân thì ông sẽ về quê sống nốt vài năm cuối đời trong thanh tịnh.