Trên thế giới, có nhiều địa danh luôn chứa đựng những điều bí ẩn, thu hút được các nhà khoa học. Tại Pháp, nơi đây có dòng suối Fosse Dionne nổi tiếng đầy bí ẩn, bởi sự tích hình thành đặc biệt của nó. Nhiều người đã lặn sâu xuống suối để tìm nguồn nước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, thậm chí một trong số họ bị mất mạng.
Suối ngầm 'không đáy' bí ẩn nhất thế giới tại Pháp.
Fosse Dionne là một suối karst (karst là một vùng đá vôi bất thường với các hố sụt, suối ngầm và hang động). Phun ra trung bình 311 lít nước mỗi giây. Đây là mức xả cao bất thường. Nhưng vận tốc nước bắn ra khỏi mặt đất thay đổi theo mùa. Fosse Dionne, có nghĩa là “hố thần thánh”. Là một hồ bơi bằng đá hình tròn được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Chứa đầy nước có màu xanh ngọc, hổ phách và kim sa. Được tô màu bởi khoáng chất trong các hang động đá vôi.
Theo truyền thuyết, người La Mã dùng nó làm nước uống. Người Celt coi đây là địa điểm linh thiêng, còn với người Pháp lại dùng như một nhà tắm công cộng trong suốt những năm 1700. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, đến nay nguồn gốc của suối Fosse Dionne vẫn không ai biết nằm chỗ nào. Hiện, Fosse Dionne được quy hoạch lại với bồn đá được bao quanh bởi một hồ chứa.
Theo một số tài liệu để lại, vào khoảng thế kỷ 18, người dân nhìn xuống dòng suối kỳ lạ này và bắt đầu tự hỏi nước của nó thực sự đến từ đâu. Một số người cho rằng nó là cánh cổng dẫn tới một thế giới mới. Trong khi những người khác lại tin rằng, ở đáy suối là “nhà” một con rắn khổng lồ. Chính những bí ẩn này càng làm cho nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng vì sự tò mò của nhiều người.
Năm 1974, hai thợ lặn chuyên nghiệp đã men theo những đoạn hẹp của đá vôi. Nhưng thay vì tìm thấy nguồn suối, họ lại thấy điểm cuối cùng của cuộc đời mình và mãi mãi không bao giờ quay trở lại để kể những gì đã nhìn thấy.
Vào năm 1996, một thợ lặn khác đã cố gắng thực hiện tìm lời giải đáp về nguồn nước nhưng cũng mất mạng. Trong nhiều năm sau đó, các thợ lặn bị cấm lặn vào mùa xuân. Cho đến năm 2019, khi thợ lặn Pierre-Éric Deseigne tiến hành khám phá các lối đi dài 370 mét. May mắn thay, người thợ lặn này đã quay trở lại. Tuy nhiên, bí mật của suối Fosse Dionne cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thực sự.